Cấp Bằng độc quyền sáng chế về thu hồi muối từ kim loại đất hiếm
(SHTT) - Vừa qua, Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Bằng độc quyền sáng chế cho "Phương pháp thu hồi muối của các kim loại đất hiếm từ chất xúc tác của quá trình cracking xúc tác tầng sôi đã qua sử dụng" của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
Được biết, tác giả của sáng chế trên là nhóm thành viên gồm: Lê Phúc Nguyên, Nguyễn Anh Đức, Đặng Thanh Tùng, Phạm Thị Hải Yến, Trần Vĩnh Lộc của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu đối tượng xúc tác đã qua sử dụng từ quá trình cracking xúc tác tầng sôi (xúc tác thải FCC) ở nhà máy lọc dầu do lượng xúc tác thải và hàm lượng đất hiếm trong xúc tác cao. Khối lượng xúc tác FCC thải hàng năm khoảng 360.000 tấn chứa lượng oxit đất hiếm từ 0,5-5% theo khối lượng.

Cấp Bằng độc quyền sáng chế về thu hồi muối từ kim loại đất hiếm
Sáng chế này đề xuất phương pháp gồm các bước: Oxy hóa xúc tác FCC đã qua sử dụng ở nhiệt độ cao (từ 400-700oC) trong môi trường không khí; tiền xử lý xúc tác FCC đã oxy hóa bằng dung dịch NaOH/NH3; hòa tách xúc tác FCC sau khi được xử lý bằng dung dịch acid HNO3 để tạo ra dung dịch chứa muối của các kim loại đất hiếm; lọc bỏ cặn ra khỏi dung dịch chứa muối của các kim loại đất hiếm thu được để tạo ra dung dịch chứa chủ yếu muối của các kim loại đất hiếm.
Sáng chế của VPI giúp tách hiệu quả kim loại đất hiếm ra khỏi xúc tác FCC thải đã qua sử dụng. Độ thu hồi lantan có thể đạt trên 90% ở điều kiện ngâm chiết êm dịu hơn so với các công bố trên thế giới.
Do đó, ngoài việc giảm tiêu tốn hóa chất, năng lượng, sáng chế còn giúp làm giảm vấn đề ăn mòn thiết bị và chi phí xử lý hóa chất khi triển khai quy mô lớn. Ngoài ra, sáng chế cho phép thu hồi rất hiệu quả các kim loại đất hiếm có trong xúc tác FCC đã qua sử dụng ở dạng muối.
Đây được xem là sáng chế có tính hữu ích cao và hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới trong tương lai.
Minh Anh
-
Hai công ty thể thao hàng đầu bị kiện vì vi phạm nhãn hiệu
Ma trận thực phẩm chức năng: Ai đứng sau nhóm sản phẩm 'bẩn'?
Những vụ đạo văn nổi tiếng trong lịch sử
MV LAYLALAY của Jack tiếp tục bị cuốn vào nghi vấn đạo nhạc Selena
-
Hai công ty thể thao hàng đầu bị kiện vì vi phạm nhãn hiệu
-
Ma trận thực phẩm chức năng: Ai đứng sau nhóm sản phẩm 'bẩn'?
-
Những vụ đạo văn nổi tiếng trong lịch sử
-
MV LAYLALAY của Jack tiếp tục bị cuốn vào nghi vấn đạo nhạc Selena
-
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE
-
Thức ăn khô Meow Cat bị thu hồi do nhiễm vi khuẩn đường ruột
-
Rockstar Games đối mặt với cáo buộc vi phạm bản quyền
-
Sky UK thắng kiện trong cuộc chiến chống lại hành vi vi phạm bản quyền chương trình truyền hình
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Công trình 189 Minh Khai vi phạm TTXD 'mọc' trên đường vành đai 2
-
Hai công ty thể thao hàng đầu bị kiện vì vi phạm nhãn hiệu
-
Microsoft kí hợp đồng cung cấp kính thực tế ảo cho quân đội Mỹ với giá trị lên tới hàng chục tỉ đô
-
Nguyên mẫu tên lửa SpaceX Mars phát nổ trong chuyến bay thử nghiệm
-
Ma trận thực phẩm chức năng: Ai đứng sau nhóm sản phẩm 'bẩn'?
-
Những vụ đạo văn nổi tiếng trong lịch sử
-
Tình hình sức khỏe các tình nguyện viên tiêm thử nghiệm mũi 2 vaccine COVIVAC
-
Cổ phiếu SCG chính thức giao dịch từ ngày 12/4/2021
-
MV LAYLALAY của Jack tiếp tục bị cuốn vào nghi vấn đạo nhạc Selena
-
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KHCN và đổi mới sáng tạo