SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu cho Nhôm Việt Pháp SHAL Ninh Bình: Các DN ngành nhôm kêu cứu

15:22, 10/07/2019
Các DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm nhôm thanh định hình đã gửi đơn phản ánh về việc cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu “Nhôm Việt Pháp SHAL” cho Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp (Nhôm Việt Pháp SHAL Ninh Bình) là không hợp lý, gây khó khăn, hoang mang cho hàng loạt DN trong ngành.

Đơn cử, Công ty CP Nhôm Việt Pháp - Nhà máy Nhôm Việt Pháp (Công ty Nhôm Việt Pháp) đã bị niêm phong hàng hóa và có khả năng rơi vào tình trạng lao lý vì sự chưa rõ ràng về mặt luật pháp.

Đồng thời, việc sử dụng “của chung” làm “của riêng” (có 27 doanh nghiệp ngành nhôm đã và đang dùng tên chung là Nhôm Việt Pháp, Nhôm Việt Pháp SHAL, song Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp thành lập sau rất nhiều công ty khác lại đăng ký tên chung làm tên riêng) khiến nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nhôm thanh định hình hoang mang trong quá trình sử dụng nhãn hiệu gắn lên sản phẩm của mình. Người tiêu dùng sẽ càng thêm hoang mang và mất niềm tin vào thị trường nhôm nội địa, do không thể phân biệt được đâu là hàng chính hãng, đâu là hàng không chính hãng.

Việc niêm phong kho đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty Nhôm Việt Pháp. Đồng thời, trong vụ việc này, nhiều tình tiết chưa được làm rõ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Nhôm Việt Pháp và một loạt các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhôm khác.

Cụ thể: “Nhôm Việt Pháp” là tên thương mại đã được xác lập và bảo hộ của Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp - Nhà máy Nhôm Việt Pháp. Qua rất nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, Nhà máy Nhôm Việt Pháp vẫn giữ nguyên tên thương mại “Nhôm Việt Pháp” trong các giao dịch của mình để nhằm phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác cho đến tận thời điểm hiện tại.

nhom viet phap

 “SHAL” là yếu tố đã được Công ty Nhôm Việt Pháp sử dụng từ trước thời điểm Công ty CP LD Nhôm Việt Pháp - Nhà máy Nhôm Việt Pháp nộp đơn.

nhom viet phap 1

 

Chủ sở hữu nhãn hiệu 292021 đã có động cơ không trung thực?

Chủ sở hữu nhãn hiệu 292021 đã có động cơ không trung thực trong quá trình đăng ký và sử dụng nhãn hiệu.

Thứ nhất, ông Trần Nam Trung - cổ đông sáng lập của Công ty CP LD Nhôm Việt Pháp - Nhà máy Nhôm Việt Pháp, cổ đông sáng lập của Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp là một nhân viên đã từng làm việc tại Công ty Nhôm Việt Pháp.

Ông Trung làm việc tại Công ty Nhôm Việt Pháp từ đầu năm 2010. Căn cứ trên Phiếu đề xuất tuyển dụng ngày 3/3/2010, ông Trần Nam Trung được tuyển dụng vào làm việc tại Phòng Kinh doanh phụ trách việc phát triển thị trường và bán hàng tại các tỉnh. Khi ông Trung nghỉ việc, được thanh toán tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 5/2010 đến hết ngày 31/12/2012.

nhom viet phap 2

 

Ông Trung là người được phân công nhiệm vụ phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu “SHAL”. Cụ thể, ông Trung được giao nhiệm vụ đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, ngày 22/03/2011, ông Trung với tư cách là Phó giám đốc, đại diện chủ đơn đã ký tờ khai đăng ký nhãn “SHAL ALUMI-SHAL DOOR” số đơn 4-2011-04946 nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời là người được giao nhiệm vụ phát triển hệ nhôm SHAL giai đoạn 2010 - 2012 khi làm việc tại Công ty Nhôm Việt Pháp. Điều này, được thể hiện rất rõ trong các biên bản họp từ cuối năm 2010, đầu 2011.

nhom viet phap 3

 

Ngoài các công việc phát triển kinh doanh nói chung, ông Trung trực tiếp được giao nhiệm vụ phát triển hệ nhôm SHAL, thủ tục pháp lý liên quan đến nhãn hiệu trong thời gian làm việc tại Công ty Nhôm Việt Pháp. Ngoài ra, ông Trung còn được bổ nhiệm là Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Như vậy, với các cương vị nêu trên, ông Trung chắc chắn đã biết rất rõ về việc tạo lập và sử dụng tên thương mại “Nhôm Việt Pháp” cũng như yếu tố SHAL của Công ty Nhôm Việt Pháp. Ông Trung chắc chắn cũng không phải là người tạo lập và phát triển đối với các tài sản trí tuệ này mà chỉ thực hiện nhân danh công ty Công ty Nhôm Việt Pháp.

Ông Trần Nam Trung đồng thời là cổ đông sáng lập của Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp - chủ sở hữu của Nhãn hiệu 292021. Đây chính là công ty dựa trên nhãn hiệu nhận chuyển nhượng từ Công ty cổ phần LD Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp SHAL từng thực hiện các hành vi có động cơ không trung thực cho nhãn hiệu 265361 nhằm xác lập quyền một cách trái phép đối với tên thương mại “Nhôm Việt Pháp” và nhãn hiệu SHAL làm tiền đề để đăng ký xác lập nhãn hiệu bị hủy.

Thứ hai, Ông Trần Nam Trung và Công ty CP LD Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp SHAL, Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp đã có nhiều hành vi nhằm xác lập quyền một cách trái phép đối với tên thương mại “Nhôm Việt Pháp” và yếu tố SHAL.

Sau hơn 1 năm làm việc cho Công ty Nhôm Việt Pháp, ông Trung đã cùng với các cổ đông của mình cố tình thực hiện việc đổi tên công ty từ Công ty cổ phần Xây dựng, Sản xuất và Thương mại Nam Thăng Long thành Công ty cổ phần LD Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp SHAL vào ngày 02/08/2011, ngang nhiên sử dụng tên thương mại của Công ty Nhôm Việt Pháp và dòng sản phẩm mang nhãn hiệu SHAL mà mình được giao phát triển để sử dụng làm các yếu tố chính trên tên doanh nghiệp của mình.

Thời gian này, ông Trung vừa làm việc tại Công ty Nhôm Việt Pháp đồng thời là cổ đông của Công ty cổ phần Xây dựng, Sản xuất và Thương mại Nam Thăng Long. Việc đổi tên Công ty phải thông qua Đại hội đồng cổ đông. Nắm giữ 40% cổ phần, ông Trung là một trong những người có vai trò quan trọng quyết định việc thay đổi tên đó. Ngay sau khi thực hiện xong việc đổi tên, Công ty cổ phần LD Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp SHAL đã thực hiện hành vi đăng ký nhãn hiệu đối với tên thương mại “Nhôm Việt Pháp” đã được xác lập trước của Công ty Nhôm Việt Pháp và yếu tố SHAL.

Vừa là một nhân viên của Công ty Nhôm Việt Pháp, vừa là một cổ đông của công ty Nam Thăng Long, ông Trung có trách nhiệm phải biết đến việc sử dụng tên thương mại “Nhôm Việt Pháp” và yếu tố SHAL để đăng ký nhãn hiệu và đặt tên công ty là hành vi không trung thực. Tuy nhiên, ông Trung và công ty của mình vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi này.

Thứ ba, việc thành lập một doanh nghiệp mới và chuyển nhượng nhãn hiệu sang doanh nghiệp mới.

Ngày 03/11/2015, Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2700793076. Tại thời điểm thành lập, ông Trần Nam Trung là cổ đông sáng lập chiếm 10% cổ phần. 

Ngay sau khi được thành lập, Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp nhận chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu 4-2012-22385, tiếp tục thực hiện các thủ tục và được cấp Văn bằng bảo hộ 265361 năm 2016 và sau đó nộp đơn đăng ký nhãn hiệu 4-2016-31661 ngày 11/10/2016. Tuy nhiên, hiện nay, ông Trung đã rút toàn bộ cổ phần của mình tại Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp. Do vậy, phía Công ty Nhôm Việt Pháp có cơ sở để nghi ngờ rằng có sự mập mờ trong việc chuyển nhượng cổ phần nhằm che giấu nguồn gốc nhãn hiệu Nhôm Việt Pháp SHAL là từ Công ty Nhôm Việt Pháp.

Các công ty nêu trên đều có liên quan đến ông Trần Nam Trung, cũng như việc đồng thời làm việc ở các công ty, lợi dụng sự sơ hở của Công ty Nhôm Việt Pháp để đưa nhãn hiệu sang Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp, về sau cũng tiếp tục nộp đơn đăng ký tiếp 02 nhãn hiệu là 4-2016-31660, 4-2016-31661 và đã được cấp các văn bằng bảo hộ số 292420, 292021.

Việc không trung thực trong cung cấp thông tin của Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp cho cơ quan chức năng của đã dẫn tới việc cơ quan chức năng không nắm rõ nên cấp quyền sở hữu nhãn hiệu.

Công lý đang được thực thi

Sau khi các doanh nghiệp trong ngành nhôm biết việc Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy Nhôm Việt Pháp lấy “của chung” làm “của riêng”, đã phản đối việc cấp nhãn hiệu này, đồng thời cung cấp đầy đủ các chứng cứ liên quan tới Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ… để làm rõ và đưa ra những kết luận khách quan, công bằng nhất.

Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã kịp thời có ý kiến về việc này.

Cụ thể, kết luận giám định số NH286 - 19YC/KLGĐ ngày 04/06/2019 của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ cho thấy hành vi của Công ty Nhôm Việt Phápkhông bị coi là vi phạm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

nhom viet phap 4

 

nhom viet phap 5

 

Ngày 28/05/2019, Công ty Nhôm Việt Pháp đã nộp đơn tới Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ yêu cầu giám định đối với dấu hiệu “LoTruXa VIHAL ALUMIUM NHÔM VIỆT PHÁP SHAL, hình” được gắn trên sản phẩm nhôm thanh định hình của Công ty Nhôm Việt Pháp. Ngày 04/06/2019, Công ty nhận được kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH286 - 19YC/KLGĐ. Trích dẫn Phần 3 của Kết luận giám định: “Không đủ căn cứ khẳng định rằng dấu hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” gắn trên sản phẩm nhôm thanh định hình - như được thể hiện tại Mẫu vật giám định - là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với Nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 292021 của Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp SHAL - Nhà máy nhôm Việt Pháp”.

Ngoài ra, tại mục chú giải số (5) trong Kết luận giám định còn được Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ giải thích rõ: “Kết luận giám định này khác với các kết luận số NH124-19YC/KLGĐ, NH164-19YC/KLGĐ, NH170-19YC/KLGĐ, NH174-19TC/KLGĐ, NH186-19TC/KLGĐ, NH189-19YC/KLGĐ vì có thêm tình tiết mới”.

Tại Kết luận giám định, phía Viện khẳng định rằng “chữ “NHÔM VIỆT PHÁP” đã được nhiều doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh sản phẩm nhôm thanh định hình sử dụng từ lâu với danh nghĩa là tên thương mại hoặc/và nhãn hiệu. Tương tự như vậy, chữ “SHAL”/ “NHÔM VIỆT PHÁP” đã trở nên mất khả năng phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm nhôm thanh định hình cũng như các sản phẩm khác cấu tạo từ nhôm thanh định hình. Vì vậy, việc dấu hiệu có các chữ “NHÔM”, “SHAL”, “VIỆT PHÁP” chỉ gây ấn tượng tương tự về hình thức chứ không có tác dụng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa với nhãn hiệu”. Dẫn chứng cho nội dung này, phía Viện có đính kèm “Danh mục các doanh nghiệp có tên “Nhôm Việt Pháp”, “Nhôm Việt Pháp SHAL” được thành lập trước ngày nộp đơn Nhãn hiệu số 292021”.

Kết luận giám định này có sau và phủ nhận các Kết luận NH124-19YC/KLGĐ, NH164-19YC/KLGĐ, NH170-19YC/KLGĐ, NH174-19TC/KLGĐ, NH186-19TC/KLGĐ, NH189-19YC/KLGĐ của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ.

Tại điểm e, khoản 1, điều 28. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định một trong các trường hợp mà cơ quan xử lý vi phạm phải từ chối xử lý vi phạm là: “Hành vi không bị coi là vi phạm theo quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ”. Căn cứ vào quy định này và đối chiếu với kết luận của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, trong đó nêu rõ: “Không đủ căn cứ khẳng định rằng dấu hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” gắn trên sản phẩm nhôm thanh định hình - như được thể hiện tại Mẫu vật giám định - là yếu tố xâm phạm quyền”.

Căn cứ theo kết luận giám định số NH286 - 19YC/KLGĐ ngày 04/06/2019 của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, hành vi của Công ty Nhôm Việt Pháp không bị coi là vi phạm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. 

Cũng theo kết luận số NH238-19YC/KLGĐ ngày 22/5/2019 của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ do Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor nộp đơn giám định, Viện có nêu rõ:

Thứ nhất, “Hệ Việt Pháp, Hệ SHAL, Hệ PMA, Hệ XING FA là thuật ngữ được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh sản phẩm nhôm thanh định hình để chỉ và phân biệt các chủng loại sản phẩm tương ứng. Nghĩa là, các thuật ngữ nói trên không thực hiện chức năng phân biệt nguồn gốc sản phẩm - một chủng loại có thể do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất, tức là có nguồn gốc khác nhau”.

Thứ hai, chữ “NHÔM VIỆT PHÁP” đã được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhôm thanh định hình sử dụng từ lâu với danh nghĩa tên thương mại hoặc/và nhãn hiệu. Tương tự như vậy, chữ “SHAL cũng đã được nhiều doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh sản phẩm nhôm thanh định hình sử dụng từ lâu. Trong bối cảnh như vậy, chữ “SHAL”/“NHÔM VIỆT PHÁP” đã trở nên mất khả năng phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm nhôm thanh định hình cũng như các sản phẩm khác cấu tạo từ nhôm thanh định hình…

nhom viet phap 6

 

Đề nghị các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc làm rõ và giải quyết dứt điểm những vấn đề trên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, đồng thời góp phần làm minh bạch thị trường nhôm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Được biết, Hiệp hội Nhôm Việt Nam đã ra đời và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệp hội là tham mưu ý kiến cho bộ ngành đưa ra biện pháp bảo vệ cho lợi ích chung của ngành nhôm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về sự việc nêu trên, Hiệp hội đã nắm rất rõ và sẽ sớm có ý kiến tới các cơ quan chức năng.

Theo Thương hiệu & Công luận

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Anh trai của ông trùm ma túy Colombia cố gắng đăng ký tên nhãn hiệu tại Văn phòng Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu nhưng bị bác bỏ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.