SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo vấn nạn tiền giả dịp Tết Nguyên đán

14:06, 24/01/2022
(SHTT) - Cùng với khó khăn do dịch COVID-19 mang lại, càng gần thời điểm Tết Nguyên đán, tội phạm càng gia tăng các hành vi lừa đảo và vấn đề tiền giả vẫn luôn là vấn đề nhức nhối.

Mỗi dịp năm hết Tết đến, bên cạnh nỗi lo về hàng giả, hàng nhái thì vấn nạn “tiền giả” cũng làm không ít người phải lo lắng. Lợi dụng thời điểm cuối năm nhu cầu tiền mặt của người dân tăng cao, người dân mải mua sắm nên cũng ít để ý kiểm tra lại những tờ tiền khi giao dịch nên các đối tượng buôn bán và tiêu thụ tiền giả tích cực “thoát hàng” với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi...

Chỉ cần một bước tìm kiếm đơn giản, gõ cụm từ “mua bán tiền giả” hay “bán tiền giả” trên google, trang mạng facebook chúng ta có thể dễ dàng tìm được hàng loạt các trang rao bán tiền giả. Theo đó, tiền giả rao bán với đầy đủ các mệnh giá tiền khác nhau, từ những mệnh giá nhỏ nhất như 10.000 đồng, 20.000 đồng đến mệnh giá lớn nhất là 500.000 đồng. Chủ các trang, nhóm bán tiền giả này đều yêu cầu khách liên lạc trực tiếp qua số điện thoại được để sẵn trên các bài viết rao bán chứ không chấp nhận nhắn tin giao dịch qua tin nhắn với page.

Thủ đoạn của các đối tượng tiêu thụ tiền giả là: Dùng tiền giả mệnh giá lớn để mua hàng hóa có giá trị nhỏ hoặc đổi lấy tiền mệnh giá nhỏ để được trả lại bằng tiền thật; sử dụng xen lẫn tiền giả với tiền thật để mua hàng hóa.

Các đối tượng thường nhằm vào những người buôn bán nhỏ, người già… nơi người dân ít có thông tin về tiền giả; trước khi mua hàng đối tượng thường gây ra các hành vi khiến người bán hàng mất tập trung, thiếu cảnh giác để mua hàng với giá trị lớn bằng tiền giả.

tien gia

 

Thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, các đối tượng công khai rao bán tiền giả với phương thức người mua chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng tội phạm đã định sẵn, sau đó các đối tượng sẽ chuyển tiền giả cho người mua. Không ít trường hợp đối tượng buôn bán tiền giả lừa đảo chiếm đoạt tiền thật của người tìm mua tiền giả.

Tuy nhiên, nạn rao bán tiền giả trên mạng xã hội được cho là hình thức lừa đảo, lợi dụng lòng tham hám lợi để lừa tiền đặt cọc. Nhiều người mua sau khi chuyển tiền cọc cho những chủ rao bán này thì bị “bùng”, không được gửi hàng hay không liên lạc được nữa. Tình trạng buôn bán tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nên nhiều khách bị lừa mất tiền cũng đành phải im lặng, không dám kêu ai.

 Không chỉ vậy, việc đổi tiền mới cũng luôn là cái bẫy vào dịp Tết Nguyên đán bởi nhiều trang web đổi tiền không có địa chỉ rõ ràng và thường yêu cầu khách chuyển khoản trước nên không ít người đã bị “bùng” tiền khi chưa nhận được tiền mới, tiền lẻ. Đa phần thường bị rút ruột, hoặc tráo tiền giả vào...

Đã có những bị hại khi trao đổi về % phí đổi tiền rất nhỏ, song đến khi nhận tiền thì phát hiện bị tính đến mấy chục phần trăm mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Theo một điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, nếu như các đối tượng trên mạng xã hội thường có thủ đoạn ôm cọc bỏ trốn, tráo tiền giả, hoặc “rút lõi” trong cọc tiền thì lại có những đối tượng lợi dụng sự tin tưởng của người thân, đồng nghiệp để chiếm đoạt số tiền rất lớn.

Do vậy, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi thực hiện mua, bán hoặc các giao dịch thương mại nhất là vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; tránh để các đối tượng lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác hoạt động phạm tội; nhất là nắm vững một số kiến thức cơ bản về nhận biết tiền Việt Nam thật, giả như sau:

Cách 1: Soi trước nguồn ánh sáng: “hình bóng chìm” của tiền giả không tinh xảo, đường nét mờ nhạt không tự nhiên; “dây bảo hiểm” của tiền giả mờ nhòe khó nhìn hoặc không có dây bảo hiểm; “hình định vị” của tiền giả kích thước và hình ảnh trên 2 mặt tờ tiền lệch nhau, không tạo ra các khe trắng đều nhau.

Cách 2: Kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ tay lên tờ tiền: “nét in nổi” đối với tiền giả 02 mặt tờ bạc trơn lì không nhám ráp hoặc có cảm giác gợn gai tay, chất liệu tờ bạc giòn, không có độ dai, khi vò không có độ đanh, mực dễ bong tróc, có độ bóng hơn tiền thật.

Cách 3: Chao nghiêng tờ bạc: “Mực đổi màu” tiền giả khi chao nghiêng không đổi màu hoặc có đổi màu nhưng không giống tiền thật; “hình ẩn nổi” tiền giả không có hoặc có nhưng rất mờ khó nhìn thấy

Cách 4: Kiểm tra các cửa sổ trong suốt: cửa sổ có số tiền dập nổi, tiền giả không có hoặc có nhưng số mệnh giá thô, mờ, không sắc nét; cửa sổ có hình ẩn, tiền giả khi soi không thấy hình ẩn xung quanh ngọn đèn….

Cơ quan công an khuyến cáo mọi người cần nâng cao cảnh giác, khi phát hiện các đối tượng có hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì liên hệ ngay đến cơ quan công an gần nhất để được trợ giúp và hướng dẫn kịp thời.

Minh An

Tin khác

Pháp luật 14 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.