SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Trẻ em chơi ''chất nhờn ma quái" có thể bị ngộ độc

20:24, 20/09/2018
(SHTT) - Tuy chưa xác định được xà lam (chất nhờn ma quái) có độc hay không, tuy nhiên thông tin 18 học sinh ở Tiền Giang ngộ độc nghi do chất này khiến nhiều phụ huynh lo ngại.

Xà lam bán tràn lan trên thị trường

Xà lam là loại chất dẻo đặc biệt, vừa mềm vừa dẻo vừa dai... và có thể biến đổi thành những hình thù kỳ lạ, giống hệt như vật thể chứa nó vì vậy nhiều trẻ em đặc biệt yêu thích, vì có thể tạo ra vô số hình dạng độc đáo. 

Mới đây, một phụ huynh ở Tây Ninh cũng chia sẻ chuyện con chơi "chất nhờn ma quái" đã bị sưng và lở loét 10 ngón tay. Sau đó phải đi khám bác sĩ và được chẩn đoán bị viêm da mủ.

Xà lam là loại chất dẻo đặc biệt, vừa mềm vừa dẻo vừa dai

Em L.T.H, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Hà Huy Tập, cho biết rất thích chơi xà lam. "Nó mềm mềm, dẻo dẻo, có thể tạo thành nhiều hình thù khác nhau. Em rất thích. Trong lớp cũng có nhiều bạn chơi", H. kể.

Theo bà Nguyễn Hoài Hương, có con học tại Trường tiểu học Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thì món này (xà lam - NV) nhiều em rất thích, tìm mua. Bản thân tôi cũng từng mua cho con mình sử dụng".

Anh Lê Hoài Ân, có con học tại Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ (Q.10, TP.HCM) cũng cho biết mới đây mua xà lam về cho con mình chơi. Lý do một phần vì con thấy bạn bè cùng lớp chơi nên đòi mua. Bên cạnh đó, anh Ân bị thuyết phục bởi những lý do của người bán rằng cho con sử dụng xà lam sẽ rèn luyện được tính sáng tạo, suy nghĩ độc đáo, biết cách tạo hình thông minh, linh hoạt... 

Xà lam được trẻ rất thích chơi

Hiện nay, xà lam không chỉ được bày bán ở những gánh hàng rong mà còn được bán nhiều ở các cửa hàng đồ chơi trẻ em. Giá mua chỉ 20.000 - 25.000 đồng, có loại, từ 40.000 - 50.000 đồng", anh Ân cho hay.

"Chất nhờn ma quái" này cũng được bán nhiều nhất là trên mạng xã hội. Chỉ trên Facebook, có vô số tài khoản rao bán xà lam. Nhiều nhóm được tạo ra chỉ để thu hút những người có nhu cầu mua xà lam như: Chợ xà lam, Hội những người yêu thích xà lam... 

Được biết,  xà lam sử dụng nguyên vật liệu khác nhau. Có người tạo ra xà lam, nhưng có người làm từ dung dịch rơ miệng trẻ em kết hợp với hồ nước, có người làm từ nước rửa chén và muối. Hay cũng có người làm từ keo sữa, kem cạo râu, bột giặt, kem đánh răng, thuốc nhỏ mắt, hàn the, phẩm màu, dầu ăn...

Trên các diễn đàn, có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách làm xà lam, được phụ huynh, những người có con nhỏ hoặc con đang học tiểu học, THCS chia sẻ.
Nguy cơ tiềm ẩn

Theo thạc sĩ Lê Phú Đông, Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, Trường ĐH Lạc Hồng, thì xà lam đang có muôn hình vạn trạng, tùy mỗi người có những cách làm khác nhau, từ những nguyên liệu khác nhau, nên bên cạnh những  loại xà lam không độc hại thì vẫn có những loại tiềm ẩn nguy cơ khó lường.

Nếu xà lam được làm từ chất tự nhiên hoặc làm từ những hóa chất chuẩn thì không độc hại. Ngược lại, nếu nó được làm từ những hóa chất không rõ nguồn gốc và đang trôi nổi thì có nguy cơ bị bỏng tay, dị ứng.

Hiện có nhiều loại xà lam lấp lánh, sặc sỡ và vô cùng bắt mắt bởi được rắc kim tuyến

Nếu người bán hay người chế ra xà lam mà sử dụng baking soda (hay còn gọi là natri hidrocacbonat, natri bicacbonat) thì dẫn đến tác hại khôn lường. Bởi đây là chất thường được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ đặc tính mài mòn. Baking soda có tính kiềm cao, có thể gây ăn mòn da, gây ngứa và làm viêm da. Nếu xà lam có chất này thì nguy hiểm.

Hiện có nhiều loại xà lam lấp lánh, sặc sỡ và vô cùng bắt mắt bởi được rắc kim tuyến. Điều này cũng khá nguy hiểm vì kim tuyến có thể gây tổn thương gan, thận. Khi kim tuyến bám trên xà lam, nếu vô tình dùng tay sử dụng, dính kim tuyến rồi trẻ dụi mắt, đưa tay lên miệng, mũi... thì dễ làm nhiễm trùng miệng, mũi, đường hô hấp. Xà lam có phẩm màu, kim tuyến, natri hidrocacbonat... thì dễ gây mẩn ngứa.

Theo thạc sĩ Đông, nếu trẻ vô ý sử dụng xà lam rồi quên rửa tay sau khi chơi, để phẩm màu dính trên miệng, rơi vào thức ăn thì cũng có nguy cơ gây ngộ độc.

Ở nước ngoài cũng đã từng có trường hợp trẻ em chơi xà lam bị phỏng. Đó là trường hợp của Kathleen, em đã làm Slime bằng hỗn hợp gồm: keo Elmer, nước và chất tẩy rửa tại nhà chứa hàn the. Tuy nhiên sau đó bố mẹ Kathleen, thấy con bị nóng và ngứa ran ở tay khi làm Slime ở bếp. Sau đó thấy các ngón tay bắt đầu đỏ ửng và xuất hiện mụn nước. Con đã khóc thét lên vì không chịu nổi. Bố mẹ của Kathleen đã đưa cô bé đến bệnh viện gần nhất để chữa trị. Các bác sĩ cho biết Kathleen bị bỏng từ độ 2 - 3 ở hai tay.

Kathleen từng bị bỏng bởi xà lan

 Tờ The Week cũng đã đề nghị: “Ba mẹ nên đọc kỹ các tiêu chuẩn an toàn khi mua đồ chơi cho con. Riêng với những bé thích làm Slime tại nhà, có thể mua những nguyên liệu được đánh giá là an toàn cho trẻ như: hồ, bột ngô, màu thực phẩm, kem đánh răng…”.

 Quang Duy

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với Trạm CSGT Đức Phổ - Công an tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang lưu thông trên thị trường.