SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo tình trạng gian lận kỳ thi bằng thiết bị công nghệ cao

14:50, 06/07/2022
(SHTT) - Phòng chống gian lận công nghệ cao là một trong những điểm được đặc biệt chú trọng trong công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022. Tuy nhiên vấn nạn này vẫn đang diễn ra.

Theo Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản ổn định như năm 2021 nhưng vẫn có những điểm mới quan trọng. Trong đó, có việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở rất nhiều khâu, từ đăng ký dự thi, ra đề thi, chấm thi đến công bố kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp,…

Thời gian qua, đơn vị đã tăng cường công tác nắm tình tình trên không gian mạng, nhất là với các hội nhóm, diễn đàn mạng xã hội có hoạt động phức tạp, có liên quan đến việc chia sẻ tài liệu học tập, đề thi thử, đề thi tốt nghiệp các năm để kịp thời phát hiện xử lý vấn đề có thể ảnh hưởng đến kỳ thi.

Qua nắm tình hình, A05 nhận thấy vẫn còn tình trạng mua bán thiết bị ghi âm ghi hình ngụy trang, tiềm ẩn nguy cơ sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử. 

gian lan thi cu

 

Thiếu tướng Lê Minh Mạnh lấy ví dụ, năm 2021, Công an phát hiện một vụ gian lận bằng thiết bị công nghệ cao với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thiết bị đa dạng và thủ đoạn tinh vi, và đã đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt một nhóm đối tượng có 23 người với tội danh "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước". Trong sự việc này, quy trình gian lận được tính toán kỹ. Thí sinh sử dụng camera cúc áo (gắn trên áo như một chiếc cúc) để quay chụp đề thi, sau đó đưa hình ảnh đề ra ngoài qua thiết bị trung gian. Khi đề được giải xong, đáp án sẽ được truyền vào qua tai nghe hạt đậu.

Các thiết bị này đều rất nhỏ khiến cán bộ coi thi khó phát hiện. Cơ quan chức năng nhận thấy cơ bản các thiết bị phát sóng điều khiển từ xa có thể thu nhận tín hiệu trong khoảng cách 20-25 mét và đã cảnh báo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình trạng này. Công nghệ phát triển nhanh, khoảng cách này có thể xa hơn, nên Bộ Công an khuyến nghị nơi bảo quản thiết bị của thí sinh để càng xa càng tốt.

Thiếu tướng Lê Minh Mạnh cũng cho rằng các thiết bị camera giấu kín có thể có hình thức rất nhỏ, thí sinh có ý định vi phạm có thể lợi dụng khẩu trang để giấu thiết bị này. Giải pháp ngăn ngừa chính là cách ly thiết bị trung gian. Quy định bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25m để bảo quản vật dụng cá nhân và các tài liệu và vật dụng bị cấm mang vào phòng thi là nhằm thực hiện điều này.

Mới đây, Công an TP.Hải Phòng cho biết, qua công tác nắm tình hình, trinh sát Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP.Hải Phòng phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ nghi can P.Đ.Q. (20 tuổi, đăng ký thường trú tại P.Thành Tô, Q.Hải An, TP.Hải Phòng) đang thực hiện hành vi mua bán thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử.

Lực lượng công an đã thu giữ 15 bộ thiết bị nghe siêu nhỏ. Trong mỗi bộ có 1 điện thoại Nokia kích thước 4 cm x 10 cm, điện thoại kết nối với 1 đoạn dây đồng khoảng 60 cm có gắn 1 micro nhỏ và 4 tai nghe siêu nhỏ dạng hạt từ kích thước khoảng 2 mm.

Theo cơ quan công an, khi sử dụng, người dùng cho hạt tai nghe siêu nhỏ vào lỗ tai, điện thoại lắp sim và micro được giấu trong quần áo để liên lạc với ngoài phòng thi.

Điều tra mở rộng, cơ quan công an đã triệu tập, đấu tranh với nghi can Lê Xuân Tùng (32 tuổi, trú H.Phú Ninh, Phú Thọ), người bán số thiết bị trên cho P.Đ.Q. Cơ quan công an đã thu giữ của Tùng 14 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 3 camera ngụy trang cùng hàng trăm linh kiện điện tử để lắp ráp thành các thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang phục vụ gian lận trong thi cử.

Cơ quan Công an khuyến cáo, việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử là vi phạm quy chế thi. Những trường hợp này khi bị phát hiện trong phòng thi, dù có sử dụng hay không, đều bị xử lý nghiêm theo quy định. Đây là những bài học đắt giá mà các thí sinh cần chú ý bởi chỉ một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến lãng phí công sức học tập trong 12 năm.

Hà Anh

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Liên kết hữu ích