SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Thuốc bổ 3B có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm

11:20, 11/07/2017
(SHTT) - Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng thuốc bổ 3B cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Vì vậy các bác sĩ khuyên mọi người nên thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Được biết, 3B là tên gọi tắt của các loại thuốc uống, thuốc tiêm mà trong thành phần có thiamin (vitamin B1), pyridoxin (vitamin B6) và cyanocobalamin (vitamin B12).

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc 3B với hàng trăm tên biệt dược khác nhau khiến cho nhiều người dễ nhầm lẫn. Một số thuốc có thành phần giống nhau, có cả 3 vitamin này nhưng khác nhau về hàm lượng của mỗi hoạt chất. Đặc biệt, một số biệt dược 3B phối hợp ở liều cao gấp hàng nghìn lần nhu cầu bình thường, dùng điều trị các chứng đau dây thần kinh rất hay được các phòng khám tư sử dụng.

Tác dụng của thuốc bổ 3B

Những vitamin trong 3B cũng đều là những vitamin thiết yếu, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể để thực hiện những chức năng sinh lý quan trọng. Các vitamin này đều tan trong nước, có trong các loại rau tươi, quả, củ, men bia, thực phẩm... và được cung cấp cho cơ thể qua đường tiêu hóa.

Cụ thể, vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đường bột (carbonhydrate) từ thức ăn vào để giải phóng năng lượng, tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ. Liều vitamin B1 khuyến nghị bổ sung hằng ngày là 1,4 mg, giới hạn trên an toàn cho việc bổ sung tối đa là 100 mg. Thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh tê phù (beriberi), có thể gây tử vong nếu thiếu quá trầm trọng mà không được điều trị ngay với thiamin.

thuoc bo 3b co the gay ra tac dung phu nguy hiem

 Tác dụng của thuốc bổ 3B. Ảnh: NLD

Vitamin B6 cần thiết cho việc chuyển hóa, trao đổi chất đạm (protein), đường (glucid) và chất béo (lipid) trong cơ thể, cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Vitamin B6 hiện diện trong nhiều loại thức ăn như hạt ngũ cốc, đậu, rau, gan, thịt và trứng; thường được dùng để điều trị trong các trường hợp thiếu vitamin B6 do thuốc (isoniazid hoặc penicilamin) gây nên.

Vitamin B12 có vai trò duy trì chức năng bình thường của các tế bào biểu mô, hệ thống thần kinh và góp phần tạo ra hồng cầu. Vitamin B12 thường dùng để điều trị các bệnh đau thần kinh như thần kinh tọa, thần kinh vùng cổ, cánh tay...; các bệnh về máu như thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu sau khi cắt dạ dày...

Như vậy, 3B dùng để dự phòng thiếu Vitamin nhóm B đặc biệt ở người nghiện rượu kinh niên, kém ăn, mất ngủ, suy nhược thần kinh; hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: đau nhức thần kinh, đau nhức thần kinh cơ, đau nhức do thấp khớp; hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các rối loạn thần kinh ngoại vi như viêm đa dây thần kinh như: đau dây thần kinh tọa, co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương, dị cảm, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi…

Cùng với đó, 3B cũng giúp giảm đau trong đau dây thần kinh; điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường, nghiện rượu, do thuốc; cân bằng các rối loạn do thiếu hụt vitamin B1, B6, B12; điều trị bệnh Beri-beri, chứng co giật ở trẻ em do thiếu pyridoxin; điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi, bệnh lý thiếu máu như thiếu máu ác tính, thiếu máu do ký sinh, thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do phẫu thuật và các dạng thiếu máu khác

Tác dụng phụ của 3B

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ trên báo Người lao động mới đây, trong thành phần của thuốc 3B có chứa pyridoxin làm giảm tác dụng của thuốc levodopa trong điều trị bệnh Parkinson (điều này không xảy ra với thuốc là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid). Vì vậy, người bị bệnh Parkinson phải lưu ý khi muốn dùng thuốc 3B.

Không chỉ vậy, vitamin B1 và vitamin B12 cón có thể gây sốc phản vệ khi tiêm vào cơ thể. Đó là lý do việc sử dụng vitamin 3B dạng tiêm chỉ nên thực hiện trong các cơ sở y tế có nhân viên được đào tạo và có bác sĩ theo dõi. Không nên lạm dụng các loại thuốc này như là một loại thuốc bổ có thể dùng cho mọi người.

thuoc bo 3b co the gay ra tac dung phu nguy hiem a

Thuốc bổ 3B có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm 

Theo GS. Hoàng Tích Huyền, bộ môn Dược lâm sàng Đại học Dược Hà Nội, nếu dùng đồng thời vitamin B1 với vitamin B6 thì pyridoxin sẽ ngăn cản quá trình photphorin hóa của thiamin, tức là cản trở vitamin B1 chuyển thành dạng có hoạt tính sinh học. Đây là một tương tác đối kháng hóa học nên tránh. Tuy nhiên trong thực tế thì trên thị trường hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các dạng thuốc 3B với tỉ lệ phối hợp các vitamin rất khác nhau. Cũng theo GS. Huyền, nếu trộn lẫn vitamin B1 với vitamin B12 trong một bơm tiêm sẽ có khả năng tạo thành sản phẩm gây dị ứng cho người dùng thuốc.

Không nên trộn vitamin B12 với bất cứ một vitamin nào vì ion coban sẽ phá hủy các vitamin khác. Việc sử dụng các biệt dược 3B với liều cao gấp hàng nghìn lần nhu cầu tự nhiên của cơ thể để điều trị các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân là điều trị theo kinh nghiệm chứ không có thực nghiệm chứng minh khoa học. Tất nhiên, khi bào chế các dạng thuốc phối hợp 3B, người ta đã phải sử dụng tá dược đệm để hạn chế các tương kỵ hoá học nếu có.

Người dùng cũng cần lưu ý rằng thuốc 3B rất dễ bị ẩm mốc ngay cả khi vỉ thuốc vẫn còn kín do độ ẩm của nước ta khá cao. Các thuốc vitamin 3B dạng tiêm được khuyến cáo chỉ nên dùng để tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch.

PV(t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 3 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.