SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 30/09/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Cảnh báo: Thu hồi số lượng lớn sản phẩm đậu tương chứa chất phụ gia không ghi trên bao bì

07:57, 21/05/2022
(SHTT) - Các nhà chức trách phát hiện lô phụ gia thực phẩm từ Ấn Độ có chứa protein đậu phộng không được khai báo và đưa ra lời cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với người tiêu dùng bị dị ứng.
Peanut-Allergy-Banner

 Dị ứng đậu phộng là một trong những bệnh dị ứng phổ biến nhất.

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) và Tiêu chuẩn Thực phẩm Scotland (FSS) đã phát hiện một số lô lecithin đậu tương nhập khẩu vào Vương quốc Anh có chứa protein đậu phộng chưa được khai báo. 

Lecithin là chất phụ gia được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm, bao gồm sô cô la, bơ thực vật, bánh mì, kem, các sản phẩm từ sữa, sữa công thức cho trẻ sơ sinh và thực phẩm tiện lợi. 

Các nhà chức trách Vương quốc Anh đang điều tra để xác định quy mô của vụ việc, cũng như tác động đến chuỗi cung ứng thực phẩm và người tiêu dùng. 

Theo báo cáo, Lecithin đậu tương nhập khẩu đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm ở Anh với lượng protein đậu phộng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm ban đầu và quá trình chế biến tiếp theo của chuỗi cung ứng. 

Hiệp hội các nhà sản xuất Lecithin châu Âu (ELMA) rất lo ngại về vấn đề này. Họ đang phân tích và kiểm soát bổ sung nhằm ngăn chặn lecithin đậu tương chứa đậu phộng và protein đậu phộng. Cho đến nay, chỉ có phụ gia từ Ấn Độ làm dấy lên mối lo ngại về an toàn thực phẩm.

Những biện pháp được đưa ra bao gồm: yêu cầu các nhà cung cấp Ấn Độ thực hiện kiểm tra thành phần trước khi giao hàng và tiến hành phân tích riêng protein đậu phộng bằng phương pháp đã được xác nhận trên các lô trước khi đưa ra thị trường.

everything-you-need-to-know-about-lecithin

 ELMA khuyến cáo người tiêu dùng nên phân tích rủi ro và đánh giá nguy cơ dị ứng tiềm ẩn từ lecithin đậu tương Ấn Độ.

Cơ quan quản lý thực phẩm yêu cầu các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc để xác định các sản phẩm, hoặc thành phần, có chứa lecithin đậu tương đến từ các nhà sản xuất Ấn Độ, đồng thời đánh giá rủi ro của tất cả mặt hàng chịu ảnh hưởng.

Nếu sản phẩm nào sử dụng lecithin đậu tương chứa đậu phộng nhưng không thông báo với người tiêu dùng, thì nên thu hồi sản phẩm đó. Thực phẩm vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chuỗi cung ứng công ty có thể được dán lại nhãn mác để cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ đậu phộng.

Các doanh nghiệp cũng nên đảm bảo rằng trong tương lai, bất kỳ nguồn cung cấp lecithin đậu tương đều được khai báo rõ ràng trước khi chế biến hoặc đi vào sản xuất.

Trước đó, FSA đã có cuộc trao đổi với Hiệp hội Bán lẻ Anh về lây truyền bệnh xảy ra ở Ấn Độ. 

Năm 2020, hạt vừng từ Ấn Độ gửi đến châu Âu có chứa ethylene oxide, hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm ở Liên minh châu Âu (EU).

Thu Nga

Tin khác

Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Trong hai ngày 27 và 28/9, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Thanh Hóa và Đội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp kiểm tra và phát hiện, thu giữ hàng nghìn sản phẩm là đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế về đã ra quyết định thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng lọ 250g không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức. Các web lậu "mọc lên như nấm". Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cơ quan quản lý.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Công ty TNHH đồ chơi trẻ em HC trên địa bàn và phát hiện số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại trong kinh doanh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 28/9, Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu toàn quốc năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh.