SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 19/04/2025
  • Click để copy

Cảnh báo mất tiền oan sau chiêu trò 'lấy lại tiền bị lừa đảo'

07:34, 25/09/2024
(SHTT) - Lợi dụng tình hình xã hội, tâm lý hoảng loạn và 'tiếc của' của các nạn nhân, nhiều đối tượng tội phạm công nghệ cao đã đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ 'lấy lại tiền lừa đảo' nhằm tiếp tục khiến người dân rơi vào cạm bẫy thứ 2.

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong đó, dịch vụ 'lấy lại tiền lừa đảo' là thủ đoạn khiến không ít nạn nhân kém hiểu biết sau khi mất tiền oan tiếp tục lại bị lừa tiền.

Với thủ đoạn này, các đối tượng đã lợi dụng các nền tảng mạng xã hội lập ra các tài khoản, fanpage, website trên không gian mạng mạo danh các đơn vị của Bộ Công an, công ty luật, văn phòng luật sư quảng cáo về các dịch vụ, như: “Tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”, “thu hồi tiền treo trên sàn thương mại điện tử”, “thu hồi tiền treo không cần cọc”... với cam kết chỉ thu tiền sau khi người dân đã lấy lại tiền lừa đảo.

448760318_879462130891315_1118331774496437410_n

 

Các trang fanpage trên thường xuyên sử dụng tính năng quảng cáo bài viết trên Facebook để chạy bài viết trên tài khoản mạng xã hội của người dùng. Một số trang, hội, nhóm mạo danh còn lợi dụng các tài khoản “ảo”, tài khoản ẩn danh để bình luận tương tác với các bài viết trên các trang thông tin uy tín, trang có số lượng lớn người quan tâm tương tác “đã lấy lại được tiền bị lừa nhờ công ty, trang...” để tăng thêm độ tin tưởng, thu hút sự quan tâm của người dân.

Sau khi nạn nhân tương tác với các trang, hội, nhóm trên, đối tượng sẽ “đóng vai” các luật sư, chuyên gia, cán bộ hỗ trợ người dân thu hồi tiền.

Lợi dụng tâm lý nạn nhân khi bị mất tiền, thường lên các trang mạng xã hội để than vãn, hỏi thăm, tìm lời khuyên để lấy lại được tiền bị lừa trên mạng xã hội, kẻ gian sẽ thực hiện các chiêu bài thao túng tâm lý, an ủi, dẫn dụ nạn nhân chuyển một khoản tiền gọi là “phí dịch vụ” hay “phí ủy quyền xử lý”... để điều tra giúp lấy lại tiền bị lừa đảo.

Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển khoản phí dịch vụ này, những kẻ lừa đảo sẽ biến mất không dấu vết.  Đặc điểm chung của các nạn nhân đó là mất cảnh giác trên môi trường mạng; dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn của những người không biết mặt và không gặp mặt trực tiếp, dẫn đến bị đối tượng dụ dỗ, lôi kéo và lừa đảo.

Như vậy, với chiêu trò lấy lại tiền bị lừa đảo, các đối tượng tội phạm mạng công nghệ cao đã thành công khiến nhiều nạn nhân không những không lấy lại được khoản tiền đã mất mà còn bị lừa thêm lần thứ 2.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần trực tiếp đến các cơ quan Công an để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu chính về các vụ việc lừa đảo mà mình là nạn nhân để được tiếp nhận, giải quyết. H

iện nay, các đơn vị Công an và các cơ quan liên quan không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội; cũng như không có đơn vị, cơ quan Công an nào đăng tin, chạy quảng cáo qua các trang mạng xã hội về nội dung công việc của tổ chức, đơn vị mình.

Do vậy, người dân tuyệt đối không nghe theo, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ “tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”... trên không gian mạng.

Người dân cũng cần cảnh giác đối với các trang mạng xã hội mạo danh cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan chức năng. Mọi giao dịch chuyển tiền cần xác thực đầy đủ thông tin để tránh bị lừa đảo. Khi phát hiện các vụ việc nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm, hãy liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.

Quỳnh Trang

Tin khác

Pháp luật 3 phút trước
(SHTT) - Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang dần được hoàn thiện với những sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản. Khi được thông qua, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ đóng vai trò là mảnh ghép quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Pháp luật 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 18/4, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, đơn vị đã có kết quả phân tích, xét nghiệm ban đầu về các mẫu thuốc được thu giữ trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả.
Pháp luật 20 giờ trước
(SHTT) - Sau khi bị lừa hơn 200 triệu đồng, một người phụ nữ tại Hà Nội đã tìm tới sự giúp đỡ của các luật sư online để lấy lại số tiền đã mất. Tuy nhiên, thay vì lấy lại được tiền, nạn nhân này đã bị các luật sư rởm lừa thêm gần 200 triệu đồng.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Chiều ngày 17/4, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết đã xác định được hơn 1.00 học sinh, sinh viên liên quan đến vụ án Phó Đức Nam (còn gọi là Mr Pips). Những cá nhân này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo kết quả điều tra ban đầu của Công an tỉnh Thanh Hóa, đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả tồn tại suốt 4 năm, lợi dụng thói quen của người dân tự mua thuốc chữa bệnh (không có kê đơn của bác sĩ), sự thiếu hiểu biết khi tìm hiểu về nguồn gốc thuốc chữa bệnh.
. ..