SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Kẹo ngọt, nước trái cây chứa chất cấm thâm nhập học đường

08:03, 21/11/2021
(SHTT) - Hiện nay có một vấn nạn đang đe dọa giới trẻ, học sinh, sinh viên, đó chính là những loại kẹo ngọt, nước trái cây chứa ma túy. Những loại ma túy kiểu mới này đã và đang thâm nhập vào học đường, biến nhiều học sinh, sinh viên trở thành con nghiện.

 Nếu trước đây quà vặt trước cổng trường chỉ tiềm ẩn mối nguy từ các loại bánh kẹo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chẳng rõ nguồn gốc xuất xứ, thì nay lại có thêm nhiều biến tướng với sự xuất hiện của các chất cấm dưới những "vỏ bọc" không ngờ.Sự du nhập các "trào lưu thời thượng" cùng thủ đoạn tinh vi của đối tượng buôn bán, vận chuyển những sản phẩm (SP) chứa chất cấm đã gây không ít khó khăn trong việc ngăn chặn các SP này vào đời sống học đường.

Cuối tháng 10/2021, trong buổi lễ chào cờ đầu tuần, 9 học sinh Trường THPT Hoành Bồ, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có biểu hiện ngộ độc, cụ thể như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tê bì chân tay. Khi các học sinh này được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, kết quả test nhanh nước tiểu cho thấy tất cả đều dương tính với ma túy. Công an thành phố Hạ Long xác định, thứ giống kẹo dẻo mà các học sinh ăn phải là một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Mỹ, được chiết xuất từ cây cần sa.

ma tuy

 “Crispy Fruit Mango” loại ma túy có tên là “nước xoài”, được pha vào nước để uống, tạo ảo giác.

Theo cảnh báo của Bộ Công an, ngoài kẹo dẻo, hiện còn có nhiều loại ma túy tổng hợp ngụy trang dưới dạng gói bột thực phẩm pha uống được bán tràn lan trên mạng. Những gói bột được đóng trong loại bao bì bắt mắt có in hình quả dâu, quả xoài, bên ngoài ghi chữ “Crispy Fruit” và có in các thành phần thường thấy của loại nước uống trái cây. Tuy nhiên, bao bì không ghi thông tin của nhà sản xuất cũng như xuất xứ của sản phẩm. Trong bao bì có hình thức bắt mắt này là chất bột có màu trắng đục, có mùi hương dâu, hương xoài. Qua công tác giám định, thành phần chủ yếu trong chất bột này là ma túy tổng hợp MDMA.

Theo một lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cần sa là một loại ma túy thảo mộc nằm trong danh mục bị cấm mua bán, sử dụng. Thời gian vừa qua sau khi lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tăng cường ra quân, triệt phá những đường dây mua bán, vận chuyển cần sa thì tình hình sử dụng cần sa trong nước có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy nhiên, để đối phó với cơ quan chức năng hiện, cần sa lại được mua bán trá hình dưới nhiều tên gọi khác nhau hoặc được trộn lẫn trong các loại thực phẩm như chocolate, kẹo, bánh ngọt, kẹo cao su, rượu... sau đó được rao bán trên mạng Internet.

Khi sử dụng thực phẩm trộn cần sa cảm nhận đầu tiên là nhịp tim nhanh, mất cảm giác thăng bằng và có dấu hiệu mơ màng, bay bổng. Sau đó là cảm giác mệt mỏi lan tỏa khắp cơ thể. Cảm giác này có thể kéo dài trong vòng 2-3 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn tùy thuộc vào liều lượng cần sa hoặc hàm lượng của THC trong cần sa hoặc phụ thuộc vào các loại ma túy khác mà người đó dùng kèm. Người sử dụng cần sa lâu ngày sẽ xuất hiện những tổn thương đối với các tế bào não, khiến hệ thần kinh bị suy nhược, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung, rối loạn trí nhớ, không kiểm soát được hành vi của bản thân, thậm chí sẽ xuất hiện những ảo giác.

Trước đây, cần sa thường xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thì nay đã mở rộng ra nhiều địa phương trên cả nước. Số người mua bán và sử dụng cần sa cũng tăng lên.

Hà Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Anh trai của ông trùm ma túy Colombia cố gắng đăng ký tên nhãn hiệu tại Văn phòng Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu nhưng bị bác bỏ.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Theo hội đồng xét xử liên bang Texas, Samsung Electronics phải trả cho chủ sở hữu bằng sáng chế G+ Communications 142 triệu USD vì vi phạm các bằng sáng chế của G+ liên quan đến công nghệ không dây 5G trên dòng điện thoại thông minh Galaxy của hãng.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.