SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Đồ dùng bằng nhôm tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường

14:00, 08/09/2017
(SHTT) - Đồ dùng bằng nhôm được nhiều bà nội chợ tin dùng bởi giá rẻ. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau chúng là nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

 Đồ dùng bằng nhôm: Rẻ nhưng độc

Với tâm lý thích đồ rẻ, dễ dàng vệ sinh, đồ dùng bằng nhôm bán tại các chợ sinh viên ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành được nhiều người, nhất là sinh viên và người có thu nhập thấp chọn làm vật dụng nấu nướng trong gia đình. Những sản phẩm gia dụng được sản xuất bằng nhôm cũng tồn tại nhiều loại. Có nhiều sản phẩm giá rẻ của các cơ sở sản xuất thủ công và cũng có không ít hàng không rõ nguồn gốc cũng như không rõ chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường.

Quan sát bằng mắt thường, dễ dàng nhận thấy đồ dùng bằng nhôm có hình thức khá bắt mắt, bên ngoài sáng và sạch. Thế nhưng nhiều người không để ý rằng, chúng đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế, được sản xuất chủ yếu bằng thủ công nguồn nguyên liệu từ phế thải. Do vậy, chỉ sau vài lần sử dụng, những đồ dùng này có thể bị xám đen lại và nổ lỗ chỗ. Nếu cọ rửa mạnh, nước thôi ra có màu đen.

Trước đây, chị Hà (Thái Nguyên) thường dùng chày, cối bằng gỗ nhưng thấy khó vệ sinh và cảm giác không được sạch sẽ. Thấy có bà bán hàng rong đi qua chị đã chọn mua một bộ chày cối bằng nhôm đúc với giá chỉ 40.000 đồng. Nghĩ rằng mình đã mua được đồ đẹp với giá rẻ, nhưng không ngờ sau vài lần sử dụng, bộ chảy cối của chị đã bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng, xuất hiện nhiều lỗ thủng. Chưa kể đến khi cọ rửa còn xuất hiện nhiều gỉ màu đen. Chị Hà tiếc rẻ nhưng không dám dùng tiếp vì sợ độc.

Cô Thu (Tây Hồ, Hà Nội) cũng chia sẻ: "Cô thường mua nồi nhôm của những người bán rạo, cô nghĩ nó nhẹ và dễ dàng vệ sinh. Hơn nữa giá thành rẻ, dùng một thời gian thấy không thích mình có thể bỏ đi. Nhưng nghe các con đọc sách báo khuyến cáo về đồ hôm độc hại, nên nhà có bao nhiêu cô bỏ hết đi không dám dùng, vì sợ tiền mất tật mang thì chẳng bõ".

DO DUNG NHOM GIA RE

Cảnh báo: Đồ dùng bằng nhôm tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường 

Chia sẻ với Em Đẹp, PGS.TS Đặng Văn Hảo, Bộ môn Vật liệu kim loại màu và Compozit (Viện Khoa học và kỹ thuật Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, nhôm tái chế là loại nhôm thứ cấp được tận thu từ các nguồn động cơ xe ô tô, lốc máy ô tô, dụng cụ gia đình hỏng, khung cửa, một số vật dụng khác… Nếu tận thu các nguồn nhôm này để tái chế làm các vật dụng trong gia đình như: nồi, chảo, chày, cối… sẽ rất nguy hiểm.

“Dùng các loại nhôm tái chế trên để sản xuất thành đồ gia dụng thì hàm lượng antimon trong các loại nhôm này rất cao”, PGS Đặng Văn Hỏa nói.

Antimon là chất rất độc, ngộ độc antimon có triệu chứng tương tự với asen (thạch tín). Ngộ độc antimon ở liều nhỏ có thể gây ra đau đầu, hoa mắt, trầm cảm. Ở liều lượng lớn hơn có thể khiến cho nạn nhận buồn nôn và ở mức độ thường xuyên có thể tử vong sau vài ngày.

Báo Sức Khỏe Đời Sống cho biết thêm, theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính... Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương.

Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.

 Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

PV (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.