SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Căng thẳng Israel - Palestine ở cột mốc quyết định

10:02, 29/04/2014
Tiến trình hòa đàm Trung Đông giữa Israel-Palestine gần chạm đến hạn chót vào ngày 29-4 thì gút thắt căng thẳng quan hệ giữa hai nước càng bị siết chặt. Trong khi Israel tuyên bố ngừng đàm phán, Palestine tiếp tục đơn phương đưa ra những kế hoạch để khẳng định mong muốn độc lập của mình, điều mà Israel không bao giờ mong đợi.

Mâu thuẫn then chốt

Theo Times of Israel, Hội đồng Trung ương Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ngày 28-4 thông qua kế hoạch đẩy mạnh các biện pháp để gia nhập 60 cơ quan của LHQ cùng các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế. Động thái này thể hiện rõ quyết tâm muốn độc lập của người

Palestine. Đầu tháng, Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã ký đơn yêu cầu gia nhập 15 cơ quan, tổ chức của LHQ. Thái độ cứng rắn của Palestine nhằm đáp trả việc Israel bất ngờ từ chối thả 26 tù nhân cuối cùng (trong số 104 tù nhân Palestine) để đổi lấy việc Palestine tạm hoãn tìm kiếm tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế.

Palestine càng tỏ rõ sự quyết đoán thông qua việc các phe phái ở quốc gia này đã tái khởi động nỗ lực hòa giải dân tộc giữa Bờ Tây và Dải Gaza. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Hamas giành quyền kiểm soát Dải Gaza năm 2007, phái đoàn cấp cao PLO đến Dải Gaza để nghiên cứu khả năng thực thi các thỏa thuận tìm kiếm ổn định mà Fatah và Hamas ký vào các năm 2011 tại Cairo (Ai Cập) và 2012 tại Doha (Qatar). Phái đoàn PLO đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng tự xưng của phong trào Hamas tại Gaza, ông Ismail Haniyeh, và nhân vật thứ hai của phong trào này, Mussa Abu Marzuq.

Tại cuộc đàm phán, hai bên đã nhất trí thực thi các thỏa thuận nhằm chấm dứt 8 năm chia rẽ nội bộ. Hai lực lượng chính của Palestine là Hamas và Fatah đã nhất trí về việc thành lập chính phủ đoàn kết chuyển tiếp trong vòng 5 tuần và tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 6 tháng.

Ông Mahmud Abbas nhấn mạnh: “Chúng tôi có quyền làm điều này vì sự ổn định của dân tộc. Nó không nhằm để kích động bất cứ quốc gia nào”. Đến nay, Mỹ và Israel vẫn không công nhận phong trào Hamas là một chủ thể để đối thoại mà liệt nhóm này vào danh sách khủng bố. Ngược lại, phong trào Hamas cũng không tham gia tiến trình hòa đàm Trung Đông.

Trong khi đó, LHQ xem đây là con đường duy nhất tiến tới việc thống nhất khu Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine hợp pháp.

Hy vọng thay đổi lối mòn

Trước tuyên bố ngừng đàm phán của Israel, Tổng thống Mỹ Obama đang trong chuyến công du đến châu Á cũng phải lên tiếng thừa nhận tạm ngừng là điều cần thiết. Theo ông Obama, cả hai vẫn duy trì những mâu thuẫn cố hữu vốn tồn tại trong thời gian dài của lịch sử. Tuy nhiên, Mỹ cho biết sẽ không bỏ cuộc ở khu vực này.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho các cuộc hòa đàm trực tiếp giữa Israel và Palestine, từng đề xuất kéo dài hòa đàm đến cuối năm 2014 vì ông thấy không có bất cứ dấu hiệu tích cực nào trong suốt 9 tháng nỗ lực từ nhiều phía. Ông John Kerry mới đây đã cảnh báo đồng minh Israel rằng nước này nếu không tích cực ủng hộ hòa đàm thì nhiều khả năng sẽ tiến đến con đường của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi.

Trước tình hình này, theo Daily Star, Liên minh châu Âu (EU) ngày 28-4 đã kêu gọi Israel quay trở lại đàm phán. EU cho rằng Mỹ không thể lãng phí những nỗ lực trong thời gian qua. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Catherine Ashton cho rằng: “Các bên cần kiềm chế tối đa để tránh bất cứ hành động bạo lực nào hủy hoại nỗ lực hòa bình và khả năng giải pháp hai nhà nước”.

Năm 2013, Tổng thống Mỹ Obama đã có chuyến thăm Israel. Tại đây, phát biểu trước các sinh viên Israel tại Jerusalem, ông Obama đã tuyên bố một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất để có hòa bình.

Theo ông Obama, người Palestine có quyền được là những người tự do trên mảnh đất của mình. Song song đó, ở Palestine, ông Obama cũng đã hối thúc phía Palestine từ bỏ yêu cầu phía Israel phải chấm dứt việc xây dựng các khu định cư. Đây là điều kiện tiên quyết để Palestine nối lại đàm phán với Israel.

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ cắt giảm thuế lợi nhuận từ sở hữu trí tuệ xuống chỉ còn 5%, đồng thời điều chỉnh Luật Bản quyền để phản ánh sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI). Cơ chế mới cũng nhằm thúc đẩy thành phố trở thành trung tâm giao dịch bản quyền.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thời điểm ASEAN bước sang thập kỷ thứ sáu tồn tại và phát triển cũng là lúc chúng ta đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau khi hoàn thành việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.