SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Căng thẳng cuộc chiến bản quyền thể thao giữa Facebook và các nhà đài

13:56, 21/09/2018
(SHTT) - Facebook đã sẵn sàng đổ tiền để sở hữu quyền phát sóng các giải thể thao lớn. Đây được xem là bước khởi đầu cho thấy ông lớn này đang muốn lấn sân truyền hình.

Thương vụ Facebook chi 200 triệu Bảng, tương đương khoảng 264 triệu USD để thâu tóm bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh 3 mùa bóng liên tiếp từ mùa 2019-2020 tại 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào đã khiến ngành truyền hình khu vực cảm thấy sức nóng cạnh tranh từ gã khổng lồ mạng xã hội.

Đây là chuyện rất mới trong khu vực, nhưng lại không phải là lần đầu Facebook chi đậm để mua bản quyền phát sóng trực tiếp các giải đấu thể thao, cạnh tranh trực tiếp với các đài truyền hình truyền thống.

Khi gã khổng lồ gia nhập sân chơi bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, cuộc chơi dường như đang nóng lên, nhưng không cân sức.

facebook-vung-tien-mua-ban-quyen-the-thao-toan-cau-1

 

Với núi tiền mặt khoảng 6 tỷ USD, Facebook chắc chắn có nguồn lực dồi dào hơn các đài truyền hình truyền thống đơn lẻ và đây là lợi thế không nhỏ mỗi khi hãng muốn tranh giành bản quyền ở một thị trường nhất định nhằm lôi kéo người xem, mở rộng đế chế mạng xã hội vốn đã hùng hậu của mình.

Có thể nói, mạnh hơn cả về lượng người dùng lẫn tiềm lực tài chính, đối thủ mới đang tỏ ra vượt trội so với các nhà đài truyền thống Việt Nam.

Trước vấn đề này, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã có văn bản gửi Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị có công cụ quản lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và công bằng cho các đơn vị truyền hình trả tiền ở Việt Nam.

Trong đó, VNPayTV đề nghị cơ quan quản lý không cấp phép cho Facebook phát sóng giải Ngoại hạng Anh khi không đảm bảo yêu cầu về Luật Cạnh tranh và yêu cầu về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch nội dung Việt hóa. VNPayTV cho rằng, theo quy định hiện hành, một cơ quan được phát sóng các chương trình truyền hình phải được xem là một cơ quan báo chí. Do đó, theo Hiệp hội, Facebook cũng phải có các chương trình bình luận tiếng Việt đi kèm theo quy định của Luật Báo chí.

Trong cuộc trao đổi với VietnamNet về chủ đề bản quyền truyền hình các sự kiện thể thao lớn, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình đã nhận định các đài truyền hình đang gặp cảnh "không còn một mình làm chủ sân chơi" với sự xuất hiện của các ông lớn công nghệ từ nước ngoài.

"Từ trước đến giờ nó có câu chuyện về giá, nhưng mà ở đâu đó các đài truyền hình, các hệ thống truyền hình gần như vẫn là người mua duy nhất đối với những sự kiện thể thao lớn của thế giới, có giá trị bản quyền cao. Không ông này mua thì ông khác mua, rồi lại chia sẻ với nhau. Tức là bàn với nhau, chia sẻ và quyết định với nhau việc đó trong một phạm vi hẹp là thế giới truyền hình", ông Lâm nói.

"Bây giờ không còn như vậy nữa. Chúng ta thấy, những mạng xã hội lớn xuyên biên giới, những cái nền tảng xuyên biên giới với sức mạnh tài chính và với cộng đồng người xem cũng rất lớn. Họ bước vào cuộc chơi bản quyền nội dung truyền hình với những phương tiện và sức mạnh gấp nhiều lần các đài truyền hình. Với những bài toán không còn là bài toán truyền thống, tức là xem xong rồi thu quảng cáo hay phát triển thuê bao nữa mà có thể có những bài toán khác nữa", Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình cho biết.

Vân Anh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.