SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

Hành lang pháp lý là cơ sở quan trọng để blockchain phát triển

19:13, 16/10/2022
Tại hội thảo “Blockchain trong ứng dụng số đa ngành”, các chuyên gia cho rằng cần xây dựng hành lang pháp lý để đẩy mạnh blockchain phát triển.

Hội thảo “Blockchain trong ứng dụng số đa ngành” là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TP.HCM năm 2022.

VMT

Ông Võ Minh Thành – Trưởng Phòng Công nghệ thông tin Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.

Tại hội thảo, ông Võ Minh Thành – Trưởng Phòng Công nghệ thông tin Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết: “Đây là năm đầu tiên UBND TP.HCM tổ chức Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số. Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã đồng hành cùng tuần lễ để chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ blockchain, đồng thời đề xuất nội dung, đặt ra các vấn đề, giúp cơ quan chính quyền nắm được thông tin, từ đó ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số của thành phố”.

Định danh số là những bước đi đầu tiên

Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định blockchain là một trong những công nghệ trung tâm của quá trình chuyển đổi số quốc gia. Blockchain có thể ứng dụng vào ngành tài chính, an ninh mạng, chuỗi cung ứng, chính phủ số, giáo dục, y tế,… Cốt lõi của blockchain là phải tiếp cận vào cuộc sống của con người.

Ông Đỗ Văn Long – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nam Blockchain cho rằng trên thực tế nhiều ứng dụng hiện nay có nhu cầu liên kết với nhau. Dự kiến trong 3 năm tới, có khoảng 20 tỷ thiết bị cần kết nối để đáp ứng nhu cầu người dùng. Ở góc nhìn về công nghệ, ông Long cho rằng cần có một công cụ, kỹ thuật mới để xử lý vấn đề kết nối các ứng dụng.

“Để kết nối các ứng dụng này với nhau có 2 vấn đề quan trọng, một là định danh được 20 tỷ thiết bị này đang ở đâu và làm gì. Hai là việc chia sẻ các thiết bị này một cách chính xác, thông tin minh bạch, tin cậy. Đây là bài toán đặt ra cho giới công nghệ hiện nay. Chính vì vậy, công nghệ blockchain là ứng cử viên sáng giá cho việc định danh 20 tỷ thiết bị này”, ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh.

Screenshot 2022-10-15 205157

Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định blockchain là một trong những công nghệ trung tâm của quá trình chuyển đổi số quốc gia. 

Việc định danh số là một trong những bước đi đầu tiên của công nghệ blockchain cho các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, một đối tượng định danh được chứng thực số các đơn vị trung gian như ngân hàng, các chứng chỉ được lưu trữ trên blockchain. 

Chẳng hạn, hiện nay lao động giúp việc tại Việt Nam chủ yếu là lao động xa nhà, gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội như tài chính, y tế, giáo dục, nhiều giấy tờ,... Xu hướng số hóa cho các dịch vụ trên lại tạo ra nhiều thách thức cho lao động giúp việc khi tiếp cận dịch vụ này. 

Vì vậy, việc ứng dụng blockchain trong việc giải quyết các vấn đề của người lao động cũng được đặt ra. Đơn cử, giải pháp Self-sovereign Identity (SSI) trên nền tảng blockchain được triển khai nhằm lưu trữ hồ sơ của hàng ngàn người giúp việc nhà tại Việt Nam. Giải pháp đã giúp tạo ra một môi trường trao đổi thông tin đáng tin cậy, tiết kiệm thời gian và xử lý thông tin xác thực. Công nghệ blockchain đã xác thực tính đúng đắn, qua đó gia tăng lợi ích cho người giúp việc. 

Dự án trên cũng đã hỗ trợ xây dựng nền tảng blockchain và giải pháp định danh số với 4 chức năng chính, bao gồm chứng nhận định danh số, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ tào đạo, lịch sử thu nhập. 

Xây dựng hành lang pháp lý nhằm đẩy mạnh blockchain phát triển

Trước làn sóng bùng nổ công nghệ toàn cầu cũng như chính sách thuận lợi, thị trường blockchain Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Việc sớm tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam là cần thiết. 

Ông Phạm Toàn Thắng - Ủy viên Ban chính sách và pháp lý Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng về mặt pháp lý, trong thời gian vừa qua nhiều đơn vị vẫn còn có tâm lý né tránh vì cho rằng chưa có hành lang chặt chẽ hoặc có những “vùng xám”. Song thực tế, hành lang pháp lý cho công nghệ số, tài sản số đã được đề cập trong các quy định pháp luật hiện hành, cũng như tầm nhìn trong tương lai của các cơ quan Nhà nước.

Screenshot 2022-10-15 205137

Ông Phạm Toàn Thắng - Ủy viên Ban chính sách và pháp lý Hiệp hội Blockchain Việt Nam. 

Trước hết, dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm tài sản số và tiền mã hóa là một dạng tài nguyên được hình thành trong môi trường không gian mạng. Khái niệm về tài sản số và tài nguyên số đã được tiếp cận từ trước ví dụ như: Quản lý tên miền tại Việt Nam, đầu số điện thoại di động… Đó là những nguồn tài nguyên số và nếu không được quản lý một cách khoa học thì rõ ràng là nguồn tài nguyên đó sẽ bị cạn kiệt.

Khi công nghệ blockchain được ứng dụng thì sẽ có một dạng tài sản số mới được phát sinh và hình thành. Do đó nhu cầu của người dân trong việc sở hữu, trao đổi và chia sẻ tài sản này là có thật, đó là một phần nhu cầu của cuộc sống.

Tại Bộ luật Dân sự, Điều 105 quy định: “Tài sản là vật tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Tiếp theo đó để định nghĩa Quyền tài sản, Điều 115 Bộ luật Dân sự cũng quy định rõ: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Như vậy tài sản số và tiền mã hóa có thể xếp vào danh mục là các quyền tài sản khác.

Vấn đề thứ hai là cần xác định chức năng chính của tài sản số và tiền mã hóa là gì. Tài sản số và tiền mã hóa là một dạng tài nguyên để xác thực các giao dịch hoạt động trên chuỗi khối. 

Người muốn thực hiện các liên kết ứng dụng trên blockchain, phải sở hữu một đơn vị mã hóa nhất định. Đây là một nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt, do đó trong quá trình sở hữu chúng ta phải trao đổi, phải luân chuyển. Từ đó phát sinh nhu cầu kinh tế, và vấn đề pháp lý cần được đặt ra để bảo vệ cho hoạt động này.

Tại Việt Nam, Chính phủ số và tính ứng dụng công nghệ blockchain sẽ sớm được triển khai trong thời gian 2021 - 2023. Trên cơ sở đó, công nghệ blockchain với hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng hơn sẽ sớm được ứng dụng và phát triển rộng trong đời sống. Khi đó, mỗi người sẽ trải nghiệm blockchain như là một công cụ để phục vụ đời sống.

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số phi tập trung, lưu giữ tất cả các giao dịch diễn ra trên mạng ngang hàng và cho phép mã hóa thông tin. Đây là công nghệ hỗ trợ chuyển giao tài sản mã hoá.

Võ Liên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm cho biết sẽ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chip Snapdragon 7+ Gen3. Con chip này sẽ được lắp đặt trên các thiết bị điện thoại thông minh và cung cấp khả năng xử lý tác vụ mượt mà hơn.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Google đã cho ra mắt Developer Preview 2 của Android 15 vào hôm nay. Sự kiện này cho phép các nhà phát triển và người dùng có cái nhìn chi tiết hơn về phiên bản Android 15 Beta có thể sẽ ra mắt trong tháng tới.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/3, Microsoft đã tiết lộ Surface Pro 10 và Surface Laptop 6 có phím Copilot AI được thiết kế riêng trên bàn phím giúp truy cập nhanh vào chatbot.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Một nhóm các chuyên gia y học đang cho phát triển công cụ AI mới, có khả năng dự đoán nguy cơ mắc biến chứng của bệnh nhân sau phẫu thuật và xạ trị.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung Quốc đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh về quá trình lão hóa ở người, đặc biệt là vai trò và tác động của PAPPA.