SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Cẩn trọng với những loại thực phẩm dễ bị ngộ độc vào ngày Tết

07:28, 13/01/2018
(SHTT) - Rau xanh, bánh chưng, giò chả, măng khô... là những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, đằng sau chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại khôn lường.

 Các loại rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Vào dịp Tết khi mà đâu đâu cũng thấy các loại thịt cá, rau xanh lại càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, một số loại rau xanh như rau diếp, xà lách, cải bắp... dễ bị nhiễm khuẩn, chưa kể đến tồn dư thuốc trừ sâu. Chính vì thế, bạn nên rửa sạch các loại rau, đặc biệt là ngâm muối (đối với rau ăn sống) và nấu chín chúng trước khi sử dụng.

rau xanh

 

Giò chả

Giò, chả là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Chính vì thế người tiêu dùng cũng nên cẩn trọng trong việc trọn mua loại thực phẩm này để tránh đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Được biết, đây là loại hóa chất thường được người chế biến cho vào giò, chả để bảo quản lâu hơn cũng như tạo được độ giòn, dai.

gio cha

 

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho biết, hàn the khi xâm nhập vào cơ với hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Đối với liều lượng nhỏ khi tích tụ lâu ngày cũng dẫn đến ngộ độc gan, thận gây nguy hiểm cho cơ thể.

Bánh Chưng

Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình thường chọn mua bánh chưng gói sẵn để tiết kiệm thời gian. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, các cửa hàng bánh chưng ngày một nở rộ, từ các cơ sở làm bánh nhỏ lẻ cho đến các cửa hàng lớn.

Trên thực tế, do lượng mua tăng cao, để rút ngắn thời gian luộc bánh và làm cho bánh có bề ngoài bắt mắt hơn, người ta thường luộc bánh chưng bằng pin thay vì ngồi canh hàng chục tiếng đồng hồ. 

banh chung luoc bang pin

 

Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người sử dụng. Bởi các kim loại nặng chứa trong pin như thủy ngân, thạch tín, chì… đều là những chất cực độc, gây nguy hiểm cho não, tim mạch, thận...

Để phân biệt bánh chưng luộc bằng pin và bánh chưng truyền thống, khi mua bánh các bạn nên xem bề ngoài của lá gói bánh chưng. Nếu vỏ lá bên ngoài có màu ánh tím hoặc màu xanh mướt thì nhiều khả năng đó là bánh chưng luộc bằng pin.

Còn đối với bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống, thời gian luộc khoảng tầm 8 - 10 giờ, lá thường ngả màu, hơi vàng và không thể xanh mướt được.

Măng khô

Do có nhiều chất xơ, có tác dụng chống ngấy khi ăn nhiều thịt, cá nên măng khô được ưa dùng vào dịp Tết. Tuy nhiên, kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm măng cho thấy, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo (hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm) và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

mang kho

 

Theo đó, nếu sử dụng măng khô chứa hàm lượng lưu huỳnh và sử dụng thường xuyên có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực.

Chính vì vậy, khi lựa chọn măng khô để chế biến trong dịp Tết, các bà nôi chợ cần lưu ý chọn măng có nguồn gốc rõ ràng, không bị tẩm ướp thêm hóa chất, để tránh trường hợp "tiền mất, tật mang".

Thực phẩm đóng gói

Nhu cầu sử dụng các thực phẩm đóng gói cũng tăng cao trong ngày Tết. Trước đó, theo SKĐS để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cần chú ý các vấn đề sau trong sử dụng thực phẩm:

- Không bán, mua, không sử dụng hàng thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn mác hoặc nhãn mác không đầy đủ.

- Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng.

1_129954

 

Bên cạnh đó, mỗi người nội trợ hãy thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng chế biến an toàn thực phẩm. Bao gồm: Chọn các thực phẩm tươi, sạch tự nhiên, không dập nát. Ăn chín uống sôi, ngâm rửa các loại rau quả nhất là các loại dùng ăn sống. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín. Đun kỹ thức ăn đã qua bữa khi dùng lại. Không để lẫn và dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp, dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng và khô ráo. Không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng. Dùng nước sạch để chế biến thức ăn, đồ uống.

 Tránh dùng đồ sành sứ màu để đựng thức ăn có tính axit như sữa, cà phê, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, dưa muối... để phòng thôi nhiễm chì và kim loại nặng vào thức ăn.

Hạn chế dùng đồ đồng để đựng thức ăn. Khi dùng nồi đồng đun nấu cần lau chùi, đánh rửa sạch gỉ đồng đề phòng thôi nhiễm đồng vào thực phẩm.

PV (t/h)

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.