SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cần phát triển trước các lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn trong liên kết tiểu vùng Bắc Trung Bộ

20:49, 14/08/2022
Tiểu vùng Bắc Trung Bộ là khu vực kết nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với nhiều tiềm năng lợi thế.

Liên kết phát triển trong bối cảnh mới

Vừa qua, tại tỉnh Quảng Bình, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức tọa đàm “Liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh mới.”

Tọa đàm nằm trong chuỗi các hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW, nhằm đánh giá kết quả liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian qua; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế, chính sách, thu hút nguồn lực để thúc đẩy liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

Theo đó, quy mô nền kinh tế của tiểu vùng không ngừng tăng lên theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện có 5 khu kinh tế ven biển trong tổng số 18 khu kinh tế của cả nước.

7c614fc8f2a937f76eb8

 Toàn cảnh buổi tọa đàm

Thời gian qua, các địa phương trong tiểu vùng đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, cụ thể hóa Nghị quyết 39-NQ/TW và Kết luận số 25- KL/TW thành các kế hoạch, chương trình, đề án và đã hoàn thành được phần lớn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.

Đến nay, tiềm năng, lợi thế của tiểu vùng từng bước được khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả. Đảng bộ và chính quyền các địa phương đã có nhiều nỗ lực vươn lên, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, về nguồn lực con người để phát triển. Nhiều địa phương đã trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Kết cấu hạ tầng được dần đầu tư mở rộng theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị hình thành, phát triển. Các khu du lịch ven biển, sinh thái, chất lượng cao, có thương hiệu dần trở thành động lực quan trọng cho phát triển. Kinh tế biển, đảo được chú trọng và khai thác hiệu quả hơn,...

Liên kết chưa thực chất, kém hiệu quả

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Ban Kinh tế Trung ương, cho biết tiểu vùng Bắc Trung Bộ vẫn là tiểu vùng kém phát triển trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.

Các hoạt động liên kết vùng vẫn chưa hiệu quả và chưa được như mong muốn. Vẫn tồn tại dư duy “nhiệm kỳ” và “lợi ích cục bộ giữa các địa phương.” Một số chính sách trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong vùng còn dàn trải trong phân bổ nguồn lực, phân tán nguồn vốn ngân sách.

Các tỉnh trong tiểu vùng Bắc Trung bộ vẫn chưa khai thác tối ưu các tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển KT-XH; tính liên kết vùng, liên kết các khu vực chưa thực sự rõ nét; nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế các tỉnh; khoảng cách về trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng so với các trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước vẫn là rất lớn.

Có thể thấy tiểu vùng Bắc Trung bộ vẫn là tiểu vùng kém phát triển trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Cụ thể, tiểu vùng Bắc Trung bộ vẫn là tiểu vùng kém phát triển trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Năm 2020, GRDP/người (49 triệu đồng/người), năng suất lao động (87 triệu đồng/lao động); năm 2021 thu nhập bình quân đầu người đều thấp nhất vùng (3.218 triệu đồng/tháng/người so với 3.493 triệu đồng/người/tháng).

Tỷ lệ đô thị hóa của tiểu vùng năm 2020 cũng thấp hơn trung bình vùng và thấp hơn trung bình cả nước (hơn 20% thấp hơn mức 31,47% của cả vùng Duyên hải miền Trung, thấp hơn mức trung bình của cả nước 36,82%).

Phát triển các lĩnh vực mũi nhọn

Phó Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra 5 mục tiêu đối với phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ gồm phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo; sớm tiến kịp các vùng khác trong nước.

Đồng thời, đây là đầu cầu quan trọng trong giao lưu hợp tác quốc tế; hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, lũ bão, hạn hán; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận về khó khăn, rào cản trong liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ; việc thúc đẩy liên kết phát triển tiểu vùng nói riêng và toàn vùng nói chung; thể chế liên kết tiểu vùng, vùng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và các quy định; những ngành, lĩnh vực cần tập trung liên kết trong tiểu vùng để có thể phát huy được ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng.

Cụ thể, cần lựa chọn những lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn để phát triển trước; đa dạng các hình thức huy động nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối với hệ thống hạ tầng toàn vùng; hình thành cơ chế liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế biển của địa phương, gia tăng giá trị cho các sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng quy hoạch tỉnh và quy hoạch tổng thể không gian biển của địa phương là hết sức quan trọng để đóng vai trò điều phối phân bố không gian phát triển hợp lý, hỗ trợ lẫn nhau phân bổ nguồn lực phù hợp.

Ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, thời gian tới tiểu vùng Bắc Trung bộ cần tạo thống nhất cao hơn nữa trong nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của liên kết vùng, tiểu vùng. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng liên kết vùng, tiểu vùng như kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển chuỗi đô thị ven biển.

Xây dựng thể chế điều phối liên kết phát triển vùng, tiểu vùng đủ mạnh, có đủ thẩm quyền và nguồn lực. Đồng thời, các lĩnh vực liên kết bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; du lịch; đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin trong tiểu vùng,...

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 12 phút trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 17 phút trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 2 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 2 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.