SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cần gì để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu?

11:52, 02/11/2022
(SHTT) - Trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần tập trung xây dựng và triển khai đề án thí điểm một số chính sách để tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất, kinh doanh.

Nhằm tìm ra những giải pháp đột phá thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, đặc biệt là kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước, ngày 1/11/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế "Thúc đẩy hợp tác viện, trường và doanh nghiệp trong thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam".

039144d98ea948f711b8-16672893519911195630628

 

Đặt ra vấn đề: "Để doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, KHCN và đổi mới sáng tạo phải làm gì và đáp ứng các yêu cầu như thế nào? Nhà nước cần điều chỉnh và ban hành các chính sách vĩ mô liên quan nào trong thời gian tới?", Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã lắng nghe ý kiến tham luận của đại diện các chuyên gia.

Theo đó, phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho rằng, để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ được thúc đẩy và đẩy mạnh hơn nữa, điều mà Việt Nam cần làm ngay lúc này chính là tập trung xây dựng và triển khai đề án thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh theo hướng: Giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và trách nhiệm thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN; toàn bộ lợi nhuận thu được từ thương mại hoá được phân chia hợp lý giữa tổ chức chủ trì và các nhà khoa học/tác giả kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; viên chức các đơn vị sự nghiệp được phép góp vốn bằng kết quả nghiên cứu/tài sản trí tuệ và tham gia điều hành doanh nghiệp khởi nguồn.

Ngoài ra, doanh nghiệp được quyền sử dụng kinh phí từ Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp theo thông lệ thương mại; tăng mức phân bổ ngân sách Nhà nước dành cho nhiệm vụ thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, coi đó là khoản tài trợ (không hoàn lại) cho tổ chức/cá nhân chủ trì, không phân biệt công lập hay ngoài công lập; tạo cơ chế đột phá cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp trong các viện nghiên cứu, trường đại học.

8f8af59370efb6b1effe-16672896649411913586853

 

Từ góc độ viện – trường, PGS.TS Vũ Văn Tích, Trưởng Ban KH&CN, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đề xuất cơ chế thí điểm cho ĐHQGHN, PGS.TS Vũ Văn Tích mong muốn ĐHQGHN được thí điểm cơ chế đầu tư tài chính KH&CN theo 4 bước từ nghiên cứu cơ bản đến triển khai, sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa hướng tới tự chủ hoạt động KH&CN của một số đơn vị thuộc ĐHQGHN; hình thành doanh nghiệp khởi nguồn; phát triển mô hình thí điểm về tổ chức trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển mô hình tổ chức hoạt động KH&CN và hoạt động đào tạo phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp…

Nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, PGS. Donald Scott Kemmis, đưa ra một số khuyến nghị như: Cho phép các trường đại học có toàn quyền sở hữu các tài sản trí thức được tạo ra bởi nghiên cứu do Nhà nước tài trợ, quản lý một cách thích hợp việc thương mại hóa các tài sản đó và giữ lại doanh thu từ việc thương mại hóa; nhìn nhận lại cách các trường đại học ở Việt Nam có thể bổ sung tốt nhất cho các chương trình của Chính phủ nhằm phát triển năng lực quản lý và công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; lồng ghép sự phát triển hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp vào các chương trình nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị và các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt…

Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị xem xét điều chỉnh các quy định về quản lý tài sản công liên quan đến thương mại hóa tài sản trí tuệ để các viện nghiên cứu, trường đại học có thể dễ dàng định giá tài sản trí tuệ, phục vụ cho thương mại hóa; sửa các quy định về quản lý tài sản công để có mức hỗ trợ hợp lý cho các đơn vị, cá nhân sử dụng tài sản trí tuệ công hình thành trong quá trình nghiên cứu nhằm khuyến khích đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào nền kinh tế; đồng thời xem xét điều kiện để tác giả các nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu có thể tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp khoa học công nghệ…

Hoàng Giang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.