SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cách xây dựng và quản lý thương hiệu cộng đồng bền vững cho sản phẩm nông nghiệp

10:31, 27/12/2019
(SHTT) - Thời gian qua sự phát triển của thị trường nông sản Việt Nam đã cho thấy tiềm năng vô cùng lớn của các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu có thể làm tốt công tác xây dựng và quản lý thương hiệu cộng đồng hơn, nông sản Việt cũng sẽ có thể tiến được xa hơn nữa.

Với sự hỗ trợ của các thương hiệu cộng đồng trong thời gian vừa qua, đã có không ít nông sản Việt Nam được nâng cao giá trị, không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên thị trường quốc tế.

Có thể thấy, đối với các sản phẩm đặc sản địa phương, ngoài những lợi thế về chất lượng, yếu tố sản xuất, tiêu dùng mang tính văn hóa, truyền thống… thì hướng phát triển gắn với thương hiệu cộng đồng là một hướng đi phù hợp, trở thành công cụ hiệu quả trong phát triển bền vững sản xuất và thị trường, đưa nông sản Việt Nam tiến xa hơn ra thế giới.

Tuy vậy, trước bối cảnh sự phát triển các thương hiệu cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, cần những giải pháp để thúc đẩy hoạt động xây dựng và quản lý trong thời gian tới.

Theo đề xuất của ông Lưu Đức Thanh, Giám đốc Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế, chúng ta cần có những biện pháp đồng bộ và thống nhất từ cấp độ trung ương tới địa phương để xây dựng các hệ thống thương hiệu cộng đồng vũng mạnh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho công tác quản lý thương hiệu cộng đồng trở nên dễ dàng hơn.

thuong hieu cong dong cho nong san viet

 

Ông Thanh đề nghị, ở cấp độ Trung ương, Cục Sở hữu trí tuệ cần đưa ra những tham mưu, kiến nghị phù hợp với thực tiễn lên Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ và Quốc hội để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện khung chính sách liên quan đến sở hữu công nghiệp nói chung và các quy định cụ thể về CDĐL, NHTT, NHCN nói riêng nhằm giúp các địa phương tổ chức hiệu quả các hoạt động xây dựng và quản lý thương hiệu cộng đồng.

Đối với cấp địa phương, cần thúc sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành bao gồm: KHCN, Nông nghiệp và phát triển nông thông, Công thương trên cơ sở Quy chế phối hợp số 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT ngày 08/8/2018 về xây dựng và quản lý CDĐL giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương. Đặc biệt là cần gắn liền việc phát triển thương hiệu cộng đồng với Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sự phát triển các sản phẩm OCOP cần dựa trên kết quả và có sự kế thừa, kết nối của các hoạt động phát triển thương hiệu cộng đồng, giải quyết hài hòa mối quan hệ này để đảm bảo giá trị, lợi ích của cộng đồng đối với các thương hiệu được bảo hộ của các chủ thể thương mại trong cộng đồng.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực chuyên sâu cho các lực lượng tác nghiệp trực tiếp tại địa phương về quản trị và phát triển thương hiệu. Đặc biệt là cần đẩy mạnh các công tác trên trong các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực cho các HTX, cán bộ quản lý HTX, làng nghề, đào tạo nghề nông thôn. Xác định năng lực quản trị và phát triển thương hiệu nông sản là một nội dung chính trong chương trình đào tạo, nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Hội/hiệp hội, đặc biệt là năng lực thương mại.

Đối với hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ: việc lựa chọn hình thức bảo hộ (CDĐL, NHTT, NHCN) cần dựa trên điều kiện (quy mô, đặc thù về sản phẩm, chất lượng...), yêu cầu của từng hình thức bảo hộ để quyết định. Đặc biệt là đối với các CDĐL, sản phẩm được lựa chọn cần có danh tiếng, chất lượng đặc thù gắn với điều kiện của địa phương, kỹ thuật truyền thống, dấu hiệu được lựa chọn để bảo hộ phải gắn với hoạt động sản xuất, thương mại.

Ưu tiên lựa chọn các HTX làm chủ thể để đăng ký các NHTT. Hoạt động cho phép, ủy quyền cho các tổ chức đăng ký NHCN, NHTT cần gắn với các điều kiện để ràng buộc theo nguyên tắc: i) thu hồi quyền đăng ký nếu không sử dụng, phát triển thương hiệu sản phẩm, có hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của sản phẩm; ii) tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng được sử dụng đồng thời nghiêm cấm các hành vi nhằm hạn chế, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng được sử dụng nếu các tổ chức, cá nhân đó đủ điều kiện.

Hoạt động quản lý, phát triển các thương hiệu cộng đồng: xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động hỗ trợ phải gắn với tăng cường năng lực thương mại, đặc biệt là các NHTT, cần tập trung hỗ trợ về năng lực tổ chức và phát triển thị trường của các HTX. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX trong các dự án, hoạt động hỗ trợ, làm nền tảng để thúc đẩy việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, tạo cơ sở, động lực để nâng cao giá trị sản phẩm.

Mô hình tổ chức quản lý CDĐL: xây dựng các quy định quản lý phù hợp với điều kiện của từng sản phẩm, hạn chế ban hành quá nhiều văn bản quản lý, lồng ghép các nội dung vào quy chế quản lý, đặc biệt là hoạt động trao quyền và các quy định kỹ thuật, kiểm soát. Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tập thể (Hội, HTX) để xây dựng các quy định quản lý phù hợp (quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, hoạt động kiểm soát, ...). Các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ nên thực hiện chức năng quản lý quyền và kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và khi cần thiết.

Hà An

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.