SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 10/06/2025
  • Click để copy

Cần giải pháp để bảo vệ trẻ em trên môi trường số

14:41, 01/07/2024
(SHTT) - Trong bối cảnh môi trường mạng ngày càng trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em là ưu tiên hàng đầu và cần đến sự chung tay của toàn xã hội.

Internet đã mở ra cơ hội trong việc tiếp cận thông tin, tri thức, học tập sáng tạo, kết nối xã hội. Tuy nhiên, các đối tượng xấu, các loại hình tội phạm cũng đang lợi dụng môi trường mạng để mở rộng phạm vi hoạt động, do đó có nhiều nguy cơ đối với sự phát triển lành mạnh của giới trẻ.

Theo ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), việc tiếp xúc với môi trường mạng quá nhiều sẽ dẫn tới những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Các thông tin độc hại, lừa đảo trở thành cạm bẫy khó nhận biết luôn rình rập các em trong khi đa số trẻ chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, môi trường số. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các gia đình, nhà trường và cơ quan quản lý nhà nước trong phòng, chống thông tin độc hại, lừa đảo và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

12

Ảnh minh họa 

Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ nhiệm câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cho rằng: Việc triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là rất cần thiết, nhưng các giải pháp đó về mặt công nghệ phải đơn giản, dễ dùng, chi phí hợp lý. Bên cạnh các giải pháp về công nghệ, cần có sự quan tâm giám sát của gia đình và nhà trường. Không nên cho trẻ sử dụng Internet khi còn quá nhỏ mà chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng bảo vệ trẻ trên môi trường số, hoặc không để trẻ sử dụng Internet quá nhiều thời gian trong một ngày.

Về giải pháp công nghệ, ông Tuấn Anh kỳ vọng: Thời gian tới, với việc chung tay của doanh nghiệp (DN) về các giải pháp và công nghệ, chúng ta sẽ sớm thấy nhiều giải pháp của Việt Nam, phù hợp với môi trường của Việt Nam được triển khai.

Thực tế, thị trường sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam đã có nhiều. Bên cạnh các sản phẩm của nước ngoài, cũng đã có sự xuất hiện các giải pháp đến từ những DN trong nước. Tuy nhiên tiêu chí nào để đánh giá giải pháp đó có tốt không, phù hợp hay không là vấn đề cần đặt ra. Về vấn đề này, ông Tuấn Anh cho biết, hiện đã có tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03/2024-VNISA mới được công bố vào ngày 25/6 vừa qua. Đây là bộ tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cơ bản với sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Bộ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các xu hướng công nghệ mới và cơ sở thực tiễn các sản phẩm cũng như các quy định pháp lý tại Việt Nam hiện nay. Các yêu cầu nêu trong nội dung tiêu chuẩn là căn cứ cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, DN bổ sung thêm các yêu cầu ở cấp độ cao hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Theo ông Nguyễn Đức Tuân -Quyền Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là nền tảng cơ bản, tạo tiền đề cho các DN, tổ chức trong nước định hướng phát triển các sản phẩm Make in Viet Nam chất lượng tốt, vươn tầm quốc tế. Bộ tiêu chuẩn cơ sở cũng giúp các DN nước ngoài đánh giá lại mức độ phù hợp khi cung cấp các sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

Để con trẻ được an toàn trên môi trường mạng, ngoài việc xây dựng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, cần có sự sát sao của gia đình, nhà trường. Bên cạnh đó là vai trò không nhỏ của các DN công nghệ. Theo ông Tuân, với sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, các DN, tổ chức và toàn xã hội, sẽ phát triển được hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trên mạng, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu phòng ngừa các nội dung độc hại trên mạng đối với trẻ em.

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 9/6, Bộ Y tế chính thức công bố cam kết quốc gia về chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến 2030 (FP2030). Đây là phong trào toàn cầu nhằm đảm bảo đầy đủ, an toàn, đa dạng, thuận tiện và cung cấp kịp thời các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có chất lượng và công bằng.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 9/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2025/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Buổi làm việc được diễn ra dưới sự chủ trì của của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường quy định quản lý rủi ro trong lĩnh vực tài sản số và trí tuệ nhân tạo (AI), giúp khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ tối đa quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Hai đề tài nghiên cứu khoa học được tài trợ hàng tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, nhưng kết quả nghiệm thu "không đạt" và gây thiệt hại nghiêm trọng, đang nằm trong tầm ngắm điều tra của Công an tỉnh Quảng Ngãi.
. ..