SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Cần đột phá trong đào tạo nhân lực chuyển đổi số

10:49, 28/04/2022
(SHTT) - Ngày 27/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Chuyển đổi số là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, là nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại".

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là rất nặng nề; chúng ta phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam; gắn với quá trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội hiện nay cũng như các mục tiêu phát triển tới năm 2025, 2030 và 2045.

chuyen doi so

 

Do đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CĐS trong sự phát triển chung của đất nước; thực hiện CĐS theo quan điểm liên tục đổi mới, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Phương châm hành động là thực hiện nhanh nhất có thể, nhiều nhất có thể và hiệu quả nhất có thể; phát triển có lộ trình, có mục tiêu, an toàn bền vững...

Trong bối cảnh thời gian, nguồn lực đều có hạn, Thủ tướng lưu ý việc đầu tư cho CĐS phải có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, không dàn trải, chia cắt, manh mún, rời rạc, lựa chọn những việc có tác động lan tỏa, hiệu quả ngay để triển khai.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước. Muốn chuyển đổi số phải cần nhanh chóng phát triển hạ tầng băng thông rộng, các nền tảng số quốc gia, địa phương do người Việt Nam làm chủ… trên cơ sở huy động tổng lực, cả hệ thống chính trị, toàn bộ đất nước cho chuyển đổi số.

Tuy nhiên các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi số thời gian qua.

Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, ngành vẫn tư duy theo thói quen triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của bộ, ngành. Trong khi đó, chuyển đổi số đặt ra sứ mệnh mới cho các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, thêm nhiệm vụ điều phối, dẫn dắt chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực.

Mặt khác, các cơ quan nhà nước các cấp còn khó khăn do thiếu nhân lực chuyên môn, chưa mạnh dạn huy động chuyên gia về công nghệ thông tin, chuyên gia về chuyển đổi số cùng tham gia giải quyết vấn đề. Do đây là vấn đề mới, nên năng lực, kỹ năng hoạch định chính sách, điều phối, dẫn dắt của cán bộ, công chức chưa ngang tầm nhiệm vụ đặt ra, dẫn đến chủ trương, định hướng quốc gia chậm được cụ thể hóa ở mức chi tiết, ở mức thực thi xuống cơ sở. Nhiều nhiệm vụ cần sự chuyên nghiệp trong thực thi nhưng không có chuyên gia thực hiện.

Cùng với đó, chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn chưa cao; tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến còn thấp…

Nhân lực số là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập. Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật: Công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông, an toàn thông tin. Hằng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành này vào khoảng hơn 50.000. Nếu tính cả đào tạo nghề ở bậc cao đẳng, trung cấp thì con số này vào khoảng hơn 62.000.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỉ lệ nhân lực kỹ thuật/tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%. Đây là tỉ lệ tương đối thấp so với một số quốc gia như Hoa Kỳ (4%), Hàn Quốc (2,5%), Ấn Độ (1,78%). Để nâng tỉ lệ lên tối thiểu 2%, Việt Nam cần đào tạo được tối thiểu 70.000 sinh viên đại học chuyên ngành kỹ thuật mỗi năm, tăng khoảng 40% so với hiện nay. Không chỉ là vấn đề số lượng, chất lượng nhân lực cũng là thách thức lớn. Các công nghệ số đang có tốc độ phát triển nhanh, trong khi đó, chương trình đào tạo đang chưa theo kịp.

Để giải quyết vấn đề, nhiều quốc gia, điển hình là Hàn Quốc, Ấn Độ đã xác định phát triển đại học số là giải pháp quan trọng, đột phá để phát triển, bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực số nói riêng. Đại học số, hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục đại học, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, của giảng viên, sinh viên lên môi trường số.

Hạ Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác giám sát, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội mới đây đã kịp thời phát hiện và thu giữ 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu 'Ăn cùng bà Tuyết'.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một địa điểm kinh doanh tại huyện Hoài Đức, qua đó phát hiện số lượng lớn.
Liên kết hữu ích