SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

TP.HCM: Đưa cá cảnh trở thành thủy sản chủ lực

17:59, 24/11/2022
Các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản đánh giá cá cảnh là một trong những đối tượng cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của TP.HCM. Tuy nhiên, cần phải chủ động được khâu lai tạo, sản xuất ra các dòng cá mới.

Tại hội thảo "Công nghệ sinh học ứng dụng trong chọn tạo giống và nuôi trồng thủy sản tại TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam", bà Võ Thị Mộng Thu - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản cho rằng trong ngành nuôi thủy sản, con giống là khâu quan trọng nhất quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.

Tại TP.HCM, cá cảnh đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có nhiều tiềm năng phát triển.

z3903712509759_519b2716e100cc2c51f20f00124caedf (1)

  Bà Võ Thị Mộng Thu - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản cho rằng trong ngành nuôi thủy sản, con giống là khâu quan trọng nhất quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 350 cơ sở sản xuất, ương nuôi, thuần dưỡng cá cảnh. Đến đầu năm 2019, sản lượng cá cảnh khoảng 205 triệu con.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các ngành nghề. Trong đó, nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh gần như bị đình trệ vào 6 tháng cuối năm 2021, dẫn đến sản lượng đã giảm hơn 50%, chỉ còn khoảng 100 triệu con.

Điều này cũng khiến số lượng cá cảnh xuất khẩu bị sụt giảm. Năm 2021 có gần 15 triệu con được xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 15 triệu USD. Trong đó Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng và Hợp tác xã Sinh vật cảnh Sài Gòn, huyện Củ Chi là 2 đơn vị xuất khẩu chủ lực, chiếm từ 80 – 90% sản lượng cá cảnh xuất khẩu của thành phố trong nhiều năm vào các thị trường lâu đời như châu Âu (chiếm 56,94%); châu Á (chiếm 28,50%); châu Mỹ (chiếm 10,69%) và một số thị trường mới như Trung Đông (chiếm 1,90%); Nam Phi chiếm 0,91%).

Cho đến nay, Việt Nam một trong nhóm 20 nước xuất khẩu cá cảnh lớn trên thế giới và đã xuất khẩu sang 60 nước, chinh phục được các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tại TP.HCM, nghề nuôi cá cảnh được hình thành và là một bộ phận của ngành thủy sản thành phố.

Song, việc phát triển cá cảnh vẫn còn nhiều hạn chế. Theo bà Võ Thị Mộng Thu cá cảnh là sản phẩm mang tính thời trang nên để cạnh tranh được với thị trường thế giới, Việt Nam cần chủ động được khâu lai tạo, sản xuất các dòng cá cảnh mới và hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây cũng là hạn chế lớn nhất của ngành cá cảnh Việt Nam. Nhiều dòng cá cảnh vẫn đang phải du nhập từ nước ngoài nên thường đi sau so với các nước khác. 

"Khi các nước đã lai tạo rồi chúng ta mới bắt đầu chạy theo thì chúng ta sẽ mãi đi sau. Đây là thách thức chúng ta cần vượt qua nếu muốn phát triển ngành nuôi cá cảnh từ đối tượng tiềm năng trở thành đối tượng chủ lực của TP.HCM", bà Thu nhấn mạnh. 

Theo bà Võ Thị Mộng Thu, TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì chọn lọc các giống cá cảnh có giá trị cao, tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 350 - 400 triệu con/năm, là các giống như: cá Dĩa, Chép koi, cá Rồng, Hòa lan, Hồng kim, Bạch kim, Bình tích, Trân châu, Mô ly, Xiêm, Ông tiên, Ngựa vằn, La hán, Phượng hoàng, Neon,... 

314924507_649391066913702_1434469885948264977_n

TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì chọn lọc các giống cá cảnh có giá trị cao, tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 350 - 400 triệu con/năm. Ảnh: ST

Để phát triển giống cá cảnh, bà Thu nhấn mạnh cần quy hoạch mà mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu, vùng sản xuất phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, nâng cấp và mở rộng đưa vào sử dụng hiệu quả khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực thủy sản (giống cá cảnh) tại xã Văn Cội, huyện Củ Chi.

Bên cạnh đó, ưu tiên cho thuê đất, giao đất và các chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, môi trường,... cho hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại vùng sản xuất giống. 

Việc xúc tiến thương mại giống là một trong những hoạt động đẩy mạnh phát triển xây dựng được trung tâm giống. "Để có hoạt động thương mại giống đòi hỏi cần có hoạt động giao dịch mua bán giống xảy ra mạnh mẽ, điều này sẽ thúc đẩy việc xây dựng được trung tâm giống. Nếu sản xuất ra chỉ để phục vụ nghiên cứu thì chúng ta không thể phát triển mạnh thành trung tâm giống được", bà Thu nêu lên vấn đề.  

Bình Tú

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 22/4, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) đã trao 100 suất học bổng toàn phần trị giá 6 tỷ đồng cho các em học sinh trường THPT Cẩm Thủy 1, THPT Cẩm Thủy 2, tỉnh Thanh Hóa.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Tin tức 18 giờ trước
Giải bóng đá khối sở hữu trí tuệ phía Nam lần thứ 11 năm 2024 đã để lại nhiều ấn tượng với những trận tranh đấu kịch tính.
Tin tức 18 giờ trước
Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế - HueCIT (6 Lê Lợi, TP Huế) vừa tổ chức khóa đào tạo về các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực văn hóa thông qua kỹ thuật photogrammetry và VR 360 với sự hỗ trợ của chuyên gia Hàn Quốc.
Tin tức 18 giờ trước
Trong thời gian qua, các tỉnh miền Trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cộng đồng. Điều này trở thành định hướng quan trọng thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của các nông sản đặc sản.