SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 20/03/2024
  • Click để copy

Cần cân nhắc lại khái niệm 'Nhãn hiệu nổi tiếng' để đảm bảo sự phù hợp với các công ước quốc tế

11:00, 01/06/2022
(SHTT) - Đó là ý kiến do đại biểu Nguyễn Văn An từ Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đưa ra tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc khuôn khổ kỳ họp thứ 3, Quốc hội thứ XV.

Sáng ngày 31/5/2022, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội thứ XV đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của sự án luật sửa đổi, bổ sung moọt số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đã đóng góp một số ý kiến về khái niệm 'nhãn hiệu nổi tiếng' và quyền, nhiệm vụ của Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.

Cụ thể, Đại biểu Nguyễn Văn An nêu, về khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng”, khoản 20 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành được sửa đổi, bổ sung tại điểm e khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam".

du an sua doi luat so huu tri tue

Đại biểu Nguyễn Văn An, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đóng góp ý kiến về vấn đề liên quan tới "Nhãn hiệu nổi tiếng" trong Luật Sở hữu trí tuệ 

Theo ông An, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp định TRIPs về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và Khuyến nghị chung của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO đều không định nghĩa khái niệm “Nhãn hiệu nổi tiếng”, tuy nhiên có quy định về 6 yếu tố được khuyến nghị trước khi quyết định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không nổi tiếng ở một nước thành viên. Xét theo 06 yếu tố này của WIPO thì việc Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam đưa ra khái niệm “Nhãn hiệu nổi tiếng” tại khoản 20 Điều 4 cũng là phù hợp.

Tuy nhiên, vị đại biểu cũng đưa qua quan điểm, việc sự thảo Luật Sở hữu trí tuệ muốn thay thế cụm từ “người tiêu dùng” của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bằng cụm từ “bộ phận công chúng có liên quan” khiến nội hàm của quy định này trở nên khó hiểu. 

Theo đó, hiện pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào giải thích quy định về từ ngữ "bộ phận công chúng có liên quan", đồng thời, chúng ta cũng chưa có cách giải thích nhất quán nào cho cụm từ này. Trong khi đó, cụm từ "người tiêu dùng" đang được quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với định nghĩa "là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật chỉ thay cụm từ “người tiêu dùng” bằng cụm từ “bộ phận công chúng có liên quan” tại khoản 20 Điều 4 mà vẫn giữ cụm từ “người tiêu dùng” tại khoản 1 Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ khi xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:“Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;”.

Do đó, đại biểu Nguyễn Văn An cho rằng việc sửa đổi trong dự thảo chưa đảm bảo được sự thống nhất trong chính Luật Sở hữu trí tuệ.

Với những điều được chỉ ra, ông An đề nghị rà soát lại việc giải thích khái niệm “Nhãn hiệu nổi tiếng” để bảo đảm vừa phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, vừa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như chính nội tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Jool Baby, một thương hiệu sản phẩm cho trẻ em, đã triệu hồi khoảng 63.000 sản phẩm nôi đưa tự động dành cho trẻ sơ sinh đã được bán tại cửa hàng Walmart và trực tuyến vì gây nguy cơ ngạt thở.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Đội QLTT số 7 (Cục QLTT Quảng Bình) đã triển khai kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh điện thoại di động, phát hiện tang vật vi phạm gồm 26 cái điện thoại di động iPhone đã qua sử dụng, sản xuất tại Trung Quốc, là hàng hóa nhập lậu với tổng trị giá là 136.900.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.