Cần bổ sung chế tài đủ sức răn đe với hành vi buôn bán hàng giả
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2023, các bộ, ngành, các lực lượng chức năng và địa phương đã phát hiện, xử lý 146.678 vụ vi phạm, trong đó có 11.499 mua bán, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng lậu (giảm 3,37% so với năm 2022); 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 4,51% so với cùng kỳ).
Chỉ tính riêng vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT có 5464 vụ, tăng 48%, đây là con số đáng báo động về vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Theo ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, ở Việt Nam, nguồn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Trên thị trường, các mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện ở hầu hết các nhóm, ngành hàng tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, đông dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, đồ điện tử, điện dân dụng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, thực phẩm chức năng…; hàng thời trang.
Các vụ việc do các lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây có dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước tăng dần cả về quy mô và số vụ việc.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thời trang, điện tử, xe đạp – xe máy, hóa mỹ phẩm… đã thông tin thực trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ với từng ngành hàng, doanh nghiêp và thống nhất cần có nhiều giải pháp mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn vấn nạn này.
Theo đó, về cơ chế, chính sách, các bộ, ngành cần xem xét bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về sự ảnh hưởng cũng như tác hại của việc sử dụng hàng giả đến người dân.
Ngoài ra, cần nâng cao khả năng nhận diện cho cơ quan chức năng về phương thức thủ đoạn vi phạm hàng giả, hàng nhái. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với phương thức thương mại điện tử nhằm chấn chỉnh, cũng như xử lý vi phạm, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh bền vững…
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cần chủ động trong công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ chống giả vào sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần loại bỏ tâm lý e ngại việc đấu tranh với hàng giả sản phẩm của doanh nghiệp.
Phạm Tuấn
TIN LIÊN QUAN
Tin khác

- Thu mua phế liệu nhôm giá cao
- Bài viết phong thủy kinh doanh Sobanhang
- dịch vụ quay tvc quảng cáo viral
- Cách quản trị dữ liệu là gì
- nhập hàng trung quốc tận gốc
- Đọc thêm thiết kế website bán hàng giá rẻ
- túi zip