SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Cán bộ, hội viên HNM Thanh Hóa kiến nghị khẩn cấp xử lý Chủ tịch Hội Phạm Ngọc Quyết

07:36, 16/03/2022
(SHTT) - Trước những sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Hội Người mù Thanh Hóa nhiều năm qua, tập thể cán bộ, hội viên HNM Thanh Hóa kiến nghị khẩn cấp xử lý người đứng đầu – Chủ tịch Hội, ông Phạm Ngọc Quyết.

Về những lùm xùm, sai phạm xảy ra tại Hội Người mù (HNM) tỉnh Thanh Hóa, đã được phản ánh sâu đậm và rõ nét qua các bài viết “Những 'lùm xùm' ở Hội người mù tỉnh Thanh Hóa” và “Lùm xùm tại Hội người mù tỉnh Thanh Hóa: Tỉnh có thực sự quyết tâm xử lý và tiếng nói của người trong cuộc?”. Bài viết thể hiện nỗi khổ của người mù khi bị chính đồng nghiệp, đồng chí, đồng cảnh đè nén, “ăn chặn” và những mong ước đơn giản, đó là cần cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh giải quyết triệt để giúp người mù tìm lại niềm vui sống.

z3255036207821_948e39b5914ff7f18c9a5f80794e74b9

PV ghi nhận phản ánh của cán bộ, hội viên HNM Thanh Hóa.

Để đảm bảo đề nghị của mình có căn cứ pháp lý, tập thể cán bộ (Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh hội), hội viên HNM tỉnh Thanh Hóa đã có đơn gửi tới: Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hoá, Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá, TW Hội Người mù Việt Nam để đề nghị: 1) Truy cứu trách nhiệm về Đảng, 2) Về pháp luật đối với người dứng đầu Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa - Ông Phạm Ngọc Quyết; 3) Kiến nghị kiện toàn tổ chức nhân sự, tổ chức tại Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa.

z3262980915247_e51d88a6edda7cea6b25a8240ce05f01

 

z3262980915249_e2298433d1e6d1f1f4743d6423759134

 

z3262980915024_94f64a7bdb691c4c2e672caadea6644f

 

Theo đó, vụ án tham ô của bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Kế toán hội người mù tỉnh Thanh Hóa đã gây ảnh hưởng rất lớn đến dư luận đặc biệt là sự bất bình của cán bộ BCH hội người mù tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án phạt giam bà Vân 16 năm tù, HNM và Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa bị chiếm đoạt mất hơn 1,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, về mặt Đảng, tập thể người có đơn chỉ rõ bất thường, ông Phạm Ngọc Quyết Bí thư chi bộ, Chủ tịch hội người mù tỉnh Thanh Hóa với cương vị người đứng đầu một tổ chức hội cấp tỉnh, để nhân viên cấp dưới do mình trực tiếp quản lý tham ô xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng, lại không bị xem xét trách nhiệm mặc dù vụ án đã kéo dài hơn 1 năm. Và, theo Quy định tại khoản 1 điều 7 quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ của bộ chính trị ban hành ngày 03/11/2021 thì phải: “Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng”.

Tập thể người có đơn tiếp tục chỉ rõ bất thường. Về mặt hình sự, tại phiên tòa xét xử công khai ngày 25/11/2021 ông Quyết lại không phải chịu bất cứ mức án nào. Tập thể người có đơn cho rằng, ông Quyết đủ căn cứ để bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại điểm C khoản 3 điều 360 bộ luật hình sự hiện hành với hành vi “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mức phạt tù từ 07-12 năm, với mức thiệt hại là “Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên”.

“Như vậy việc bà Nguyễn Thị Hồng Vân là kế toán của hội người mù tỉnh Thanh Hóa đã phạm tội tham nhũng với mức độ đặc biệt nghiêm trọng phải chịu hình phạt tù 16 năm và bồi thường hơn 1.5 tỉ đồng mà trong khi đó ông Phạm Ngọc Quyết là người đứng đầu lại không hề bị xem xét xử lí hình sự cũng như các hình thức kỉ luật khác theo quy định của đảng và của pháp luật.”, đơn nêu.

Trên cơ sở đó tập thể BCH hội người mù tỉnh Thanh Hóa xin kiến nghị một số nội dung về những việc làm sai trái của ông Phạm Ngọc Quyết cụ thể như sau:

Thứ nhất: ông Phạm Ngọc Quyết là Bí thư chi bộ, Chủ tịch HNM tỉnh là chủ tài khoản của đơn vị, ông đã chỉ đạo điều hành hoạt động hội không theo nguyên tắc, mất dân chủ, tùy tiện bao che những việc làm trái quy định, thiếu trách nhiệm, dẫn đến cơ quan và tổ chức hội xảy ra nhiều đơn thư, đơn vị mất đoàn kết kéo dài.

Thứ hai: Chủ tịch hội cho kế toán được quyền nhận tiền mặt của các tập thể, cá nhân chuyển đến cho Hội trong khi có mặt thủ quỹ. Kế toán được Chủ tịch phân công đi làm hợp đồng thuê nhà hội họp, đặt ăn, phòng ngủ, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm. Cũng là kế toán lập phiếu chi và thanh lý hợp đồng, đây là việc làm có bao che để kế toán làm trái quy định. Cho đến khi họp thường trực mở rộng đến các trưởng, phó ban anh em có ý kiến, kế toán không được đi mua bán, chủ tịch trả lời chủ tịch chịu trách nhiệm vậy mà cho đến hiện tại chủ tịch vẫn chưa phải chịu bất kì trách nhiệm gì?

Thứ ba: Chủ tịch hội cùng kế toán tự ban hành quyết định chi khống kinh phí hỗ trợ cho Đại hội 21 hội cơ sở hơn 300 triệu đồng (mỗi đơn vị 15 triệu đồng). Việc này đã được cơ quan điều tra về các hội cơ sở xác minh, thực tế mỗi hội chỉ nhận được 5 triệu đồng kèm một lãng hoa, vậy số tiền chênh lệch ở đâu. Theo hồ sơ điều tra của công an tổng số tiền có chữ kí của ông Quyết chi sai nguyên tắc hơn 500 triệu đồng thế nhưng tại bản án mà tòa án xét xử lại hoàn toàn không đề cập tới vấn đề này. Phải chăng hồ sơ của vụ án đã sai lệch.

Thứ tư: Trong quản lý điều hành hoạt động, Chủ tịch có phân công công việc đến từng bộ phận, đến từng cá nhân, song Chủ tịch lại không tôn trọng cấp dưới, không lắng nghe ý kiến tham mưu, không tin tưởng vào người khác, không tạo điều kiện để cá nhân, tập thể cấp dưới thực hiện chức năng nhiệm vụ được phân công gây mất đoàn kết trong hoạt động Hội. Không những vậy, chủ tịch hội lại còn độc đoán, can thiệp trực tiếp vào công việc của các cá nhân và tập thể, và mỗi lần can thiệp, ý  kiến chỉ đạo lại bất nhất làm cho cấp dưới luôn luôn bị động trong việc thực hiện nhiệm vụ, điều này đã vi phạm vào nguyên tắc tổ chức hoạt động của hội được quy định tại điểm 2 và điểm 5 điều 3 nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.

Thứ năm: là một Đảng viên, Bí thư chi bộ người đứng đầu tổ chức hội cấp tỉnh, Chủ tịch thường xuyên phát ngôn với cấp dưới thiếu văn hóa, không có tính quy tụ. Nhiều cuộc họp chủ tịch chủ trì hội nghị nóng nảy, quát tháo gay gắt, chửi mắng cấp dưới thậm chí văng tục xúc phạm cấp dưới gây bức xúc cho nhiều người làm mất đoàn kết nội bộ kéo dài.

Trên cơ sở đó, tập thể người có đơn kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền, chỉ đạo, phối hợp giải quyết sự việc theo các nội dung:

Một là, Truy cứu trách nhiệm về Đảng đối với người đứng đầu Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa - Ông Phạm Ngọc Quyết. Đồng thời, đề nghị làm rõ ông Quyết có khai gian dối về hồ sơ. Khai gian dối là “Thương binh ¼”; khai lý lịch Đảng trình độ là 7/10, nhưng ở bản khai khác trước đó luôn là 4/10, phải chăng việc khai trình độ 7/10 để “lừa” Đảng ủy khối, coi như mình đủ tiêu chuẩn chức vụ Chủ tịch Hội tỉnh (?).

Hai là, Truy cứu trách nhiệm về mặt pháp luật đối với người đứng đầu Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa - Ông Phạm Ngọc Quyết khi để xảy ra hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Hồng Vân. Xem ông Quyết có liên đới không, có hay không việc bỏ lọt tội phạm. Phải chăng khi ăn chặn tiền của tổ chức/người mù thì người mù không bị xử lý?

Ba là, Kiến nghị kiện toàn tổ chức nhân sự, tổ chức tại Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa. Theo hướng, tỉnh và TƯ Hội người mù Việt Nam kết hợp lãnh đạo, tổ chức kiện toàn cùng Ban chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội.

Như đã đưa tin, những lùm xùm, sai phạm xảy ra tại Hội người mù (HNM) tỉnh Thanh Hóa những năm qua được thể hiện rõ qua hai văn bản chính: Kết luận số 221/KL-SNV ngày 16/5/2019 của Sở Nội vụ Thanh Hóa “Về nội dung tố cáo ông Phạm Ngọc Quyết – Chủ tịch Hội người mù tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh hội theo Công văn số 933/UBND-TD ngày 22/01/2019 và Công văn số 2635/UBND-VX ngày 08/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh”; Bản án số 197/2021/HSST ngày 25/11/2021 của TAND tỉnh Thanh Hóa về Tội tham ô tài sản, xử: Nguyễn Thị Hồng – Kế toán HNM tỉnh Thanh Hóa, 16 (Mười sáu) năm tù. Số tiền bị tham ô lên tới hơn 2,2 tỷ đồng.

Điều khiến dư luận, nhất là hội viên HNM tỉnh Thanh Hóa quan tâm là, với những vi phạm đã xảy ra, liệu tỉnh đã kịp thời giải quyết dứt điểm các sai phạm của các tập thể, cá nhân hay chưa, trên tinh thần nhìn thẳng sự thật, tôn trọng người mù, hay còn chậm trễ, nấn ná, hoặc bao che.

Về mặt Đảng, Theo Kết luận số 221/KL-SNV ngày 16/5/2019 của Sở Nội vụ Thanh Hóa, tại mục 2.2 - phần IV, Sở Nội vụ có kiến nghị đối với Ban Thường vụ, Ủy Ban kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh nội dung: “Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền, chỉ đạo xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân thuộc Chi bộ Hội người mù theo quy định của Điều lệ Đảng”. Trả lời PV, Đảng ủy khối thông tin, cơ quan này “đang” tiến hành kiểm tra đối với Chi bộ HNM tỉnh, khi có kết quả sẽ thông tin báo chí.

Về mặt Hội, Theo Kết luận số 221/KL-SNV ngày 16/5/2019 của Sở Nội vụ Thanh Hóa, tại mục 2.1 - phần IV, Sở Nội vụ có kiến nghị đối với Hội Người mù tỉnh nội dung: “- Tổ chức công bố Kết luận Kiểm tra trước Ban Chấp hành Tỉnh hội nhiệm kỳ 2014-2019; - Kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm tập thể Ban Thường vụ Tỉnh hội và trách nhiệm cá nhân ông Phạm Ngọc Quyết – Chủ tịch Tỉnh hội về những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận Kiểm tra. - Thu hồi và bãi bỏ các văn bản: Thông báo số 148/TB-HMN ngày 26/6/2017 về việc Hội người mù thị xã Bỉm Sơn không còn là hội cấp dưới của Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 98/HNM-LĐSX ngày 27/4/2017 yêu cầu các huyện, thị, thành hội trong tỉnh mua tăm của Tỉnh hội; Nghị quyết số 211/NQ-HMN về việc không thực hiện cổ phần, góp vốn kinh doanh dịch vụ tẩm quất tại văn phòng hội gắn với cơ sở sản xuất tập trung.”

Trả lời PV, ông Phạm Ngọc Quyết khẳng định, các nội dung kiến nghị tại Kết luận 221 đã được "thực hiện từ lâu", nay đã khóa hồ sơ nên không thể cung cấp cho PV. Tuy nhiên, đa số ủy viên thường vụ và BCH được phỏng vấn khẳng định, Kết luận 221 chưa được thực hiện ở phía tỉnh Hội.

Xác minh thông tin về việc ông Phạm Ngọc Quyết – Chủ tịch hội có phải là Thương binh ¼ như nhiều báo cáo của tỉnh hội lập, Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định, ông Phạm Ngọc Quyết không phải là “Thương binh ¼”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Nhóm PV

Tin khác

Pháp luật 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 2 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.