SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cải tiến chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’: Người Việt sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn

19:14, 29/11/2017
(SHTT) - ''Nếu được thay đổi, chính tả tiếng Việt sẽ nhất quán hơn, người Việt sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn", GS Ngô Như Bình, giảng viên dạy tiếng Việt tại ĐH Harvard, Mỹ nhận định.
cai-cach-tieng-viet-bb-baaabU4him
PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình cải cách tiếng Việt gặp nhiều sự cố trước dư luận.

Nhiều ngày qua đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và phương pháp dạy-học phổ thông) dù gặp nhiều sự phản đối dữ dội từ dư luận về đề xuất cải cách tiếng Việt. Nhưng PGS. TS Bùi Hiền vẫn giữ quan điểm của mình: “Tôi sẽ làm tới cùng”.

PV đã có cuộc trò chuyện với GS Ngô Như Bình - Chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á của ĐH Harvard để thông tin thêm đa chiều, khách quan nhất về nghiên cứu này của PGS. TS Bùi Hiền.

Thưa ông, trước đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền khiến dư luận phản đối gay gắt suốt mấy ngày qua. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

GS Ngô Như Bình: Chữ viết phản ánh truyền thống văn hóa và lịch sử của một dân tộc. Bản thân chữ viết tiếng Việt cũng trải qua một số lần thay đổi để chúng ta có dạng chữ viết như ngày nay.

Chữ viết của một dân tộc bao giờ cũng mang tính bảo thủ nên cải cách khó được chấp nhận. Do đó, phản ứng ban đầu của người dân bao giờ cũng tiêu cực đối với bất cứ sự thay đổi nào.

Không chỉ người dân mà ngay cả một số nhà chuyên gia về ngôn ngữ cũng khó chấp nhận. Điều này xảy ra không chỉ ở Việt Nam. Điển hình, thủy tổ của ngành âm vị học là N. Trubetskoy (nhà ngôn ngữ học người Nga) cũng không đồng tình với cải cách chữ viết tiếng Nga vào những năm 1918-1920. Trong khi đến bây giờ, kết quả tích cực của cải cách đó là không thể phủ nhận.

Về ý tưởng chính thì tôi đồng ý với giáo sư Bùi Hiền là cần thiết phải có những thay đổi đối với bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt vì tồn tại một số điểm chưa hợp lí. Còn những đề nghị cụ thể thì phải bàn thêm nhiều.

Chẳng hạn, PGS Bùi Hiền đề nghị chữ viết chuẩn dựa hoàn toàn vào phương ngữ Hà Nội. Điều đó đúng về mặt lý thuyết nhưng là vấn đề tế nhị. Về âm đệm và nguyên âm chính cũng như bán nguyên âm cuối cũng có một số điểm thiếu nhất quán là điều tôi chưa thấy nhắc đến.

zing_gs8
GS Ngô Như Bình cho rằng cải tiến chữ viết sẽ giúp Người Việt sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn.

Với kinh nghiệm dạy tiếng Việt ở nước ngoài gần 40 năm qua. Ông đánh giá như thế nào nếu chữ quốc ngữ sau cải cách của PGS.TS Bùi Hiền sẽ giúp con người ta dễ nhớ, dễ hiểu, bảng chữ cái sẽ được rút gọn, giảm thời gian đáng kể về công sức của chúng ta?

GS Ngô Như Bình: Tôi rất mừng khi ông Hiền đã đặt ra những vấn đề này ở trong nước. Cải cách là việc cần làm và làm càng sớm càng tốt. Khi giới thiệu chính tả tiếng Việt cho sinh viên ở Liên Xô (trước đây) và Mỹ (hiện nay), tôi phải giải thích những điểm thiếu nhất quán. Điều này khiến sinh viên rất khó nhớ và kết quả là viết sai chính tả.

Chẳng hạn, cùng một âm vị /k/ được viết ba cách khác nhau là “ký”, “cá” và “quá”. Nếu dùng con chữ để biểu thị phụ âm đầu này thì chúng ta có thể viết “ká” và “kwá”(“ký” vẫn là “ký”).

Hay như âm đệm /w/, cùng là một âm đệm nhưng khi được viết là như trong “hoa”, lúc lại được viết là như trong “huệ”. Nếu nhất luật dùng con chữ biểu thị âm đệm /w/ thì sẽ viết “hwa” và “hwệ”, như người Hàn Quốc dùng con chữ để phiên âm âm đệm khi cần viết bằng con chữ Latinh.

Theo tôi, cải cách phải bàn với tinh thần khoa học và xây dựng, đồng thời phải hết sức thận trọng vì chữ viết của một dân tộc vốn mang tính bảo thủ.

Nếu đề xuất này được chấp nhận và được nghiên cứu thấu đáo để thay đổi. Theo ông những công trình nghiên cứu trước đây được lưu giữ trong sử sách sẽ làm thế nào? Và Sự trong sáng của tiếng việt khi chuyển sang ngôn ngữ mới sẽ ra sao? 

GS Ngô Như Bình: Đặc biệt là về sách giáo khoa. Những công trình ấy vẫn được lưu giữ bình thường, như Viện Hán-Nôm lưu giữ các văn bản của ông cha ta viết bằng hai thứ chữ ấy.

Một thứ chữ là để viết chữ nước ngoài (chữ Hán), một thứ chữ dùng để ghi âm tiếng Việt (chữ Nôm) nhưng chưa bao giờ trở nên phổ biến ở Việt Nam. Còn chữ quốc ngữ thì khác hẳn. Nó đã được phổ biến trong hơn một trăm năm qua nên thư viện và các kho lưu trữ vẫn sẽ lưu giữ các văn bản cần thiết.

Trong mấy năm vừa qua, một số báo trong nước hoặc đề nghị tôi viết bài, hoặc phỏng vấn tôi về việc giữ gìn tính trong sáng của tiếng Việt.

Tiếng Việt ngày càng thiếu trong sáng không phải vì nguyên nhân chính tả, mà vì những nguyên nhân khác. Mặt khác, nếu được thay đổi, chính tả tiếng Việt sẽ nhất quán hơn. Người Việt sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn. Việc dậy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng dễ dàng hơn.

Là một nhà nghiên cứu nhiều năm về ngôn ngữ,  PGS. TS Bùi Hiền đã nhận ra những bất cập nhất định. Tuy nhiên, đề xuất cải cách chữ tiếng Việt của TS vẫn không khả thi. Theo ông đến thời điểm này chữ quốc ngữ có bất cập gì? hay từ xưa đến giờ nó quá hoàn hảo mà không cấn thay đổi gì?

GS Ngô Như Bình: Không có một hệ thống chữ viết nào hoàn hảo cả. Ngay cả sau khi thực hiện một số thay đổi cần thiết (nếu thực hiện được) thì hệ thống chữ viết tiếng Việt cũng chưa thể nói là hoàn hảo. Có thể nảy sinh ra những vấn đề mới.

Ở Việt Nam, vấn đề cải cách chữ quốc ngữ đã được đem ra thảo luận từ những năm 1970. Tuy nhiên, đến nay, câu chuyện vẫn chỉ dừng lại ở những lời bàn.

Các nhà ngôn ngữ, giáo dục và khoa học cần nghiên cứu thấu đáo những đề nghị cải cách về mặt khoa học ngôn ngữ, đồng thời nhìn ra thế giới bên ngoài để thấy việc cải cách chữ viết là việc có thể làm được và cần làm.

Xin cảm ơn ông!

GS Ngô Như Bình hiện là chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á của ĐH Harvard. 

Ông nhận bằng cử nhân về ngôn ngữ và văn học Nga tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 1973. 5 năm sau, ông nhận bằng tiếng Đức tại ĐH Ngoại ngữ (nay là ĐH Hà Nội).

Năm 1982, ông lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ tại Viện hàn lâm Khoa học Nga và tham gia giảng dạy ngôn ngữ học và tiếng Việt tại Đại học Lomonosov trước khi đến Mỹ vào năm 1992.

Nguyễn Quang

 

Cải tiến tiếng Việt ‘giáo dục’ thành ‘záo zụk’: ‘Đã không cải tiến thì đừng cải lùi’

“Đã là nhà khoa học chúng ta chỉ nên đưa đề xuất và nghiên cứu những gì hợp lòng dân, nghĩ đến cái lợi cho nhân dân chứ đừng mang rắc rối cho người dân”, GS. Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nói.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.