SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cái kết đắng khi chọn rau muống trái mùa cho bữa cơm gia đình

09:07, 30/11/2018
(SHTT) - Dễ ăn dễ chế biến rau muống là loại rau yêu thích của nhiều gia đình. Vì thế ngay cả khi đã hết mùa mặt hàng rau muống vẫn đắt khách. Tuy nhiên rau muống trái vụ có thể khiến bạn bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng và ngộ độc nếu như ăn không đúng cách.

Rau muống trái vụ ngậm nhiều thuốc sâu nên khả năng ngộ độc cao

Bệnh viện Nhân Dân 115 (TPHCM) đã tiếp nhận 2 nạn nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm do ăn rau muống là ông Võ Đức V. (47 tuổi), và vợ là bà Nguyễn Thị P. (47 tuổi) được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Hai nạn nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, nhiễm độc nặng. Trước đó, gia đình ông V có ăn món rau muống chấm chao và ngay lập tức có triệu chứng đau bụng, tiêu phân lỏng, yếu liệt các chi, suy hô hấp và hôn mê.

Theo các bác sĩ, Rau muống được trồng tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn là Fasciolopsis buski. Nếu ăn rau muống sống, các ký sinh trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu và theo máu đến các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Nếu không được cấp cứu nhanh và đúng lúc thì những  triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng và nhanh chóng dẫn đến tử vong.  Để phòng nhiễm sán, tốt nhất là không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, nhưng lại chỉ phù hợp với thời tiết mùa hè. Tới mùa đông rau chậm lớn hơn, còi cọc không có màu xanh mướt mắt nên khó bán. Để khắc phục những hạn chế đó, nhiều  chủ ruộng vì tham lợi nhuận mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau khi chưa vượt qua thời gian cách ly cần thiết  đem bán ra thị trường. Người ăn phải rau muống chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao sẽ bị ngộ độc.

Để chế biến rau muốn an toàn bạn cần rửa sạch từng ngọn rau muống. Ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu. Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lúc này lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt). Ăn rau chín kỹ (không ăn rau muống luộc, nấu vẫn còn tái). Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, tăng huyết áp không nên ăn rau muống. Những người đang điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống…

Hà Vi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 18 phút trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 19 phút trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.