SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Cách phòng bệnh cho cả nhà trong những ngày nắng nóng

00:00, 30/11/-0001
(SHTT) - Để tránh các bệnh trong thời tiết nắng nóng, bạn cần phải thay đổi thói quen xấu, bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế ra ngoài trời nắng.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang phải chống chọi với đợt nắng nóng đỉnh điểm trong năm. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, đợt nắng nóng này có thể kéo dài đến hết tuần. Với thời tiết nắng nóng oi bức như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và gia đình, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Nếu không có biện pháp phòng và tránh nắng nóng đúng cách sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, choáng, dễ gây sốt, trong nhiều trường hợp mất nước nặng khi đi ngoài nắng khiến bạn dễ bị say nắng, gây nhức đầu, khó thở…

Cách phòng bệnh cho cả nhà trong những ngày nắng nóng hình ảnh

Bắc Bộ đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm

Cách phòng bệnh trong ngày nắng nóng

Cách phòng bệnh cho cả nhà trong những ngày nắng nóng hình ảnh

Bổ sung nước cho cơ thể

- Uống nhiều nước, đặc biệt là với người lao động ngoài trời, bạn nên kết hợp uống nước nước chanh, hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol… Những ngày này, cơ thể chúng ta cần 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Thời tiết nóng bức và những hoạt động ngoài trời sẽ làm cơ thể nhanh bị mất nước. Uống đủ nước sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cũng như giúp cơ thể duy trì được hoạt động trong thời tiết nắng nóng.Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh bởi dễ gây viêm họng.

- Không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người kể cả với người khỏe mạnh. Nhiệt độ trong phòng nên điều chỉnh ở 25-28 độ C và trong phòng nên có quạt thông gió để đảm bảo môi trường trong phòng thoáng khí, tránh tình trạng phòng quá kín, cảm giác không khí mát nhưng có thể tích trữ vi khuẩn, virus gây bệnh.

- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng, nhất là trong khoảng thời gian nắng nóng cao từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Trong trường hợp phải ra ngoài thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều hoa quả, để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Tăng cường vệ sinh các nhân, rửa tay với xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh tai, mũi họng bằng nước muối.

- Nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ, hân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Hương Giang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Đời sống sáng tạo 2 ngày trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.