SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cách phân biệt trà giảm cân Vy&Tea thật và giả mới nhất

10:27, 06/03/2019
(SHTT) - Liên quan đến việc trà giảm cân bị thu hồi, đại diện Công ty Hà Vy đã chỉ ra những điểm khác biệt hoàn toàn so với sản phẩm do công ty sản xuất và phân phối để phân biệt trà giảm cân Vy&Tea thật và giả.

 Mới đây, như báo Sở hữu trí tuệ đã đưa tin, Cục An toàn thực phẩm (ATTP)mới đây cho biết, Đại sứ quán (ĐSQ) Hàn Quốc đã có phản ánh thông tin đến Cục ATTP về một loại trà thảo mộc mang thương hiệu Vy&Tea xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, có chứa các chất Sibutramine và Phenolphthaleine bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

Tuy nhiên, khi nhận được thông tin này, ông Trương Việt Anh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thương mại Hà Vy ( gọi tắt là: Công ty Hà Vy) vô cùng bất ngờ. Bởi sản phẩm trà thảo mộc Vy&Tea mà phía ĐSQ Hàn Quốc phản ánh là sản phẩm nhái. Không phải sản phẩm của Công ty Hà Vy.

Cách phân biệt trà giảm cân Vy&Tea thật và giả mới nhất

Quan sát hình ảnh mà phía Hàn Quốc gửi đến, đại diện Công ty Hà Vy đã chỉ ra những điểm khác biệt hoàn toàn so với sản phẩm do công ty sản xuất và phân phối để phân biệt trà giảm cân Vy&Tea thật và giả.

Cụ thể, sản phẩm nhái có hộp màu xanh nhạt, logo, hình ảnh nhận diện thương hiệu cũng có màu sắc hoàn toàn khác với sản phẩm chính (biểu tượng có màu xanh vàng khác với màu xanh tươi trên sản phẩm thật, biểu tượng con chim đang bay cũng có màu sắc đậm và thô hơn sản phẩm thật). Đặc biệt, tên sản phẩm “trà thảo mộc Vy&Tea” được biến tấu thành trà thảo mộc giảm cân và có dòng chữ Hàn Quốc trên sản phẩm giả. Điều đáng nói, sản phẩm nhái lại in địa chỉ website của Công ty Hà Vy, khiến người tiêu dùng và nhà chức trách tại Hàn Quốc xác định đó là sản phẩm của Công ty Hà Vy.

phan-biet-tra-giam-can-vy-tea-gia

Cách phân biệt trà giảm cân Vy&Tea thật và giả mới nhất 

Chia sẻ về sự việc này, ông Trương Việt Anh – Giám đốc Công ty Hà Vy cho biết, việc trà thảo mộc Vy&Tea bị làm giả, làm nhái đã từng xảy ra nhiều lần ở thị trường trong nước và công ty đã xúc tiến hợp tác với các công ty luật và cơ quan chức năng để xử lý, chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên sản phẩm trà thảo mộc Vy&Tea bị làm giả và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của công ty, cũng như chiến lược mở rộng, phát triển thị trường.

Tại Việt Nam chúng tôi đã nhiều lần phát hiện trà thảo mộc Vy&Tea bị nhái mẫu mã, chúng tôi đã phải phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xúc tiến hoàn thiện các thủ tục pháp lý như đăng ký mẫu mã, công bố sản phẩm tại Cục ATTP, hợp tác với công ty luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, chúng tôi đang hợp tác với công ty CP Phanlaw để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trà thảo mộc Vy&Tea. Đồng thời, đang xúc tiến làm đơn gửi đến Cục ATTP đề nghị xem xét, làm rõ sản phẩm nhái trà thảo mộc Vy&Tea mà ĐSQ Hàn Quốc phản ánh”, Giám đốc Công ty Hà Vy nói.

Giám đốc Công ty Hà Vy cũng cho biết thêm rằng: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện tình trạng trà thảo mộc Vy&Tea nhái được bán tràn lan. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, công ty đã cập nhật cách để khách hàng có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Cụ thể, trên bao bì của trà giảm cân Vy&Tea có dán một tem bạc kiểm tra hàng giả của Havyco và một tem chống hàng giả của Bộ Công an. Khi nhận được sản phẩm, khách hàng chỉ cần cào phần bạc, sau đó soạn tin nhắn với cú pháp: "KTM HVC Mã số" gửi 8077 để kiểm tra. Trong khoảng thời gian ngắn, Havyco sẽ phản hồi lại mã sản phẩm đó là thật hay giả. Cách làm đơn giản, nhanh chóng này giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng sản phẩm dù ở bất cứ đâu.

Sử dụng trà thảo mộc Vy&Tea chứa chất cấm nguy hiểm như thế nào?

Trong trà thảo mộc Vy&Tea có chứa 2 chất cấm đó là Sibutramine và Phenolphthaleine, vậy sử dụng trà thảo mộc chứa 2 chất cấm này nguy hiểm như thế nào?.

Theo thông tin trên Zing.vn, Sibutramine là một hợp chất được sử dụng để giảm sự thèm ăn, thường được dùng trong điều trị bệnh béo phì. Hợp chất này được quản lý chặt chẽ và bị đưa ra khỏi thị trường vào tháng 10/2010 vì lý do an toàn. Sản phẩm chứa chất này có thể gây hại cho người tiêu dùng vì có thể gây nên nguy cơ tăng huyết áp, tăng nhịp tim cho người bình thường và nguy hiểm cho những người có tiền sử bệnh về động mạch vành, đau tim, loạn nhịp tim hoặc đột quỵ. Sản phẩm này cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà người dùng đang sử dụng, có thể dẫn đến nguy hiểm chết người.

- Phenolphthalein: Một hóa chất thường được sử dụng trong việc đo độ kiềm/axit (pH) của dung dịch dựa vào khả năng đổi màu của nó. Chất này đã từng được sử dụng trong điều trị táo bón nhưng do các nghiên cứu cho thấy nó có khả năng là chất gây ung thư (carcinogen). Vì vậy, chúng đã được hạn chế và FDA cấm lưu hành các loại thuốc điều trị táo bón có chứa chất này mà bán không cần toa bác sĩ từ năm 1999. Theo thông tin từ FDA, hiện nay Phenolphthalein không có trong thành phần hoạt tính của bất cứ thuốc nào đang được sử dụng ở Mỹ.

Hoài An

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 6 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).