SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất

06:28, 14/05/2019
(SHTT) - Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn những con tôm tươi ngon an toàn cho sức khỏe.

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng thường xuyên phát hiện các cơ sở kinh doanh thủy sản có hành vi bơm bột vào tôm sú đông lạnh để tăng cân, làm tươi, cứng và đẹp tôm hơn. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, tôm sau khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa. 

tom bom hoa chat

Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất . Ảnh minh họa: Internet

Chính vì vậy, người tiêu dùng cần thận trọng khi lựa chọn mua tôm để tránh tình trạng tiền mất, tật mang. Dưới đây là những cách phân biệt tôm sạch với tôm bơm hóa chất đơn giản và chính xác nhất.

Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất: Về thân tôm

- Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm sẽ mềm, cong.

 - Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường.

- Tôm bị ngâm ure thường bị trương nước, vỏ rất căng và cứng, nhất là phần mang.

- Phần đầu không chắc, bị phù và gần như rời khỏi thân

- Gai tôm vểnh, màu sắc vỏ nhợt nhạt chứ không đậm như tôm sạch.

- Tôm bị bơm bột, hóa chất và tạp chất thường có phần đuôi bị tòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường.

- Khi chế biến: Tôm bị ngâm, bơm hóa chất thường ra nhiều nước khi nấu, ăn rất nhạt, bở và dễ bóc vỏ.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Triệt phá dứt điểm các đối tượng, cơ sở đưa tạp chất vào tôm

Liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm, trước đó Sở hữu trí tuệ đưa tin, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về báo cáo kết quả triển khai Đề án kiểm soát, ngăn chặn tạp chất trong tôm. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyên truyền về tác hại của tôm chứa tạp chất, về công tác phòng, chống tình trạng đưa tạp chất vào tôm, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

Cùng với đó, tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương tổ chức các đợt thanh tra liên ngành về hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm chứa tạp chất.

Bộ Công an khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xác định tội danh đối với hành vi tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm chứa tạp chất và hướng dẫn xử lý theo Bộ Luật hình sự. 

Tiếp tục chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị khác điều tra, triệt phá dứt điểm các đối tượng, cơ sở đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất; các đối tượng nước ngoài thực hiện các hoạt động mua, bán, thuê gia công, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm tôm trái quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, lưu thông và phân phối sản phẩm tôm có chứa tạp chất; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành kiểm soát, ngăn chặn hành vi vi phạm tạp chất trong quá trình vận chuyển, lưu thông, phân phối sản phẩm trên thị trường.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục vận động, tổ chức cho các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm tại địa phương ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đối với các tỉnh trọng điểm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Chủ tịch UBND tỉnh cần tập trung chỉ đạo hoàn thành ký cam kết đối với 100% các cơ sở này, kể cả các cơ sở thuộc đối tượng quản lý của cấp huyện, xã.

Công khai thông tin về các trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định; nghiêm túc xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp chính quyền cơ sở khi để xảy ra tình trạng bơm trích tạp chất trên địa bàn.

Đối với Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Ban chỉ đạo 389 địa phương phân công lãnh đạo chuyên trách công tác này; nghiên cứu đưa nội dung đánh giá kết quả công tác kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đưa tạp chất vào tôm, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào nội dung tổng kết định kỳ công tác chống buôn lậu,gian lận thương mại và hàng giả.

Hoài Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.