SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Các trường đại học khó phát triển khoa học công nghệ: Nguyên nhân do đâu?

11:13, 07/06/2021
(SHTT) - Hiện nay, công nghệ được coi là công cụ nhằm tăng sức cạnh tranh và chất lượng mọi loại sản phẩm. Trong đó, các trường đại học chính là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ. Tuy nhiên hoạt động phát triển khoa học công nghệ tại các trường đại học vẫn còn hạn chế.

Khảo sát cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của đội ngũ giảng viên tại các trường đai học Việt Nam hiện nay đã có nhiều bước tiến mới tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Cụ thể, trong thời gian qua, hoạt động NCKH ở nhiều trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau kể cả trường công lẫn trường tư còn yếu cả về chất lượng và số lượng, hoạt động chính chủ yếu là giảng dạy. Theo thống kê, số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc các công trình được công bố ở các cấp độ khác nhau trên đầu giảng viên đại học cho thấy, có rất nhiều giảng viên đại học có học vị tiến sỹ, phó giáo sư hoặc tham gia giảng dạy rất lâu năm nhưng hầu như không có được nhiều công trình nghiên cứu tương xứng hoặc chưa thực hiện được một công trình nào.

Không chỉ vậy, vấn đề liên kết, hợp tác và chuyển giao công nghệ  để thương mại hóa vẫn còn nhiều hạn chế.

dai hoc

 Các trường đại học khó phát triển khoa học công nghệ: Nguyên nhân do đâu?

Theo ông Phan Quốc Nguyên, trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội, hoạt động chuyển giao công nghệ đại học – doanh nghiệp hiện nay đã được tăng cường hơn trước, song thương mại hóa công nghệ đại học – doanh nghiệp vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế. Một số trường đại học không quản lý, thống kê được số lượng các hoạt động thương mại hóa công nghệ, các tác giả tự chuyển giao kết quả nghiên cứu mà không xin phép. Nhiều sáng chế công nghệ chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có thể ứng dụng, khai thác thương mại được. Một số tác giả sáng chế quá thận trọng trong việc hợp tác và vẫn chưa sẵn sàng chuyển giao công nghệ. Họ muốn nhanh chóng thu lợi ích từ việc chuyển giao sáng chế công nghệ, không muốn hợp tác chung tay phát triển công nghệ với nhà đầu tư.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ông Nguyên cũng cho biết một phần là do các nghiên cứu có tiềm năng khai thác ứng dụng còn ít; nhiều kết quả nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại hóa; nhà khoa học chưa chủ động và tích cực trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; năng lực để doanh nghiệp đổi mới công nghệ còn thấp; môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và nhà sáng chế đã có tác dụng bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao; khó khăn trong đàm phán thương mại…

Trong khi đó, từ góc độ trường đại học, PGS Vũ Văn Tích, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay hiện cả nước có khoảng 2.000 tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, gần 1.600 tổ chức công lập, bao gồm 261 trường đại học, 141.000 nhà khoa học. Số doanh nghiệp là khoảng 650.000. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và nhà khoa học còn rời rạc, chưa tạo thành hệ sinh thái. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Ông Tích lấy ví dụ ở nước ngoài, xung quanh các trường đại học có rất nhiều doanh nghiệp, công ty công nghệ (spin-off), tức là giảng viên, nhà nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm của trường đại học có quyền kết hợp với một công ty bên ngoài đề thành lập doanh nghiệp spin-off. Khi các trường làm ra sản phẩm, ngay lập tức công ty spin-off sẽ đưa sản phẩm đó ra thị trường, lên sàn giao dịch. Các công ty này còn là nơi để sinh viên thực tập.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công ty nào như vậy, dẫn đến chưa có sự kết nối giữa đại học và doanh nghiệp. Lý do là theo quy định, viên chức không được làm doanh nghiệp. Theo ông Tích, nhà nước cần có cơ chế để vượt qua rào cản này, giúp cho các trường đại học và doanh nghiệp kết hợp với nhau nhằm tạo ra khoản lợi nhuận lớn hơn. Khi đó, Nhà nước cũng sẽ thu lại được khoản đầu tư thông qua thuế.

Hà Trang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.