SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Các hình thức tra cứu kiểu dáng công nghiệp đơn giản và nhanh chóng nhất

10:21, 18/03/2021
(SHTT) - Tùy thuộc vào mục đích tra cứu cụ thể, việc tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp (KDCN) có thể được chia thành các hình thức sau: tra cứu khả năng bảo hộ, tra cứu khả năng thương mại tránh xâm phạm quyền và tra cứu nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển.

Tra cứu khả năng bảo hộ

Hình thức tra cứu này được thực hiện trước khi doanh nghiệp nộp đơn đăng ký KDCN, nhằm đánh giá liệu một KDCN có khả năng được cấp bằng bảo hộ hay không.

Phạm vi tra cứu đối với hình thức tra cứu khả năng bảo hộ bao gồm tất cả các thông tin đã được bộc lộ công khai trên toàn thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký cho KDCN cần tra cứu, để xác định xem liệu KDCN này có giống hoặc khác biệt đáng kể với KDCN nào đã biết hay không.

Tra cứu khả năng bảo hộ KDCN thường được thực hiện trong quá trình chuẩn bị nộp đơn đăng ký KDCN. Việc tra cứu giúp doanh nghiệp quyết định liệu có nên tiếp tục việc nộp đơn đăng ký KDCN không, hay nên sáng tạo và phát triển một KDCN mới, khác biệt với các KDCN đã được bộc lộ và đăng ký trước đó.

kieu dang cong nghiep

 

Tra cứu khả năng thương mại tránh xâm phạm quyền

Hình thức tra cứu này thường được thực hiện để xác định xem liệu việc đưa một sản phẩm ra thị trường của một nước cụ thể có xâm phạm KDCN nào vẫn còn hiệu lực ở nước đó hay không.

Đối với hình thức tra cứu này, phạm vi tra cứu chỉ bao gồm các KDCN đã được cấp bằng bảo hộ và vẫn còn hiệu lực, cũng như các đơn KDCN đã được công bố và đang trong giai đoạn thẩm định nội dung, tính đến thời điểm tra cứu, ở một quốc gia cụ thể mà hoạt động thương mại hoá đang hướng tới.

Do đó, doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu theo hình thức này ở giai đoạn bắt đầu xây dựng kế hoạch đưa sản phẩm mang KDCN của mình ra thị trường của một quốc gia cụ thể, để xác định các KDCN có liên quan đang được bảo hộ và tránh việc xâm HY các KDCN này.

Tra cứu nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển

Hình thức tra cứu này thường được các doanh nghiệp thực hiện trong quá trình nghiên cứu và phát triển KDCN và sản phẩm mang KDCN mới.

Doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu theo tên KDCN, tên sản phẩm mang KDCN, phân loại sản phẩm, tên chủ sở hữu, tên tác giả để xác định các KDCN đã được sử dụng trước đó, xu hướng sáng tạo và thiết kế hình dáng bên ngoài của sản phẩm, qua đó xây dựng phương án phát triển KDCN của doanh nghiệp.

Hình thức tra cứu này cũng giúp doanh nghiệp xác định số lượng đơn và bằng KDCN của các công ty, doanh nghiệp đối thủ đang cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực, qua đó nắm được định hướng phát triển, sản phẩm trọng tâm, sản phẩm mới của các công ty, doanh nghiệp đối thủ và xây dựng cho mình chiến lược phát triển và cạnh tranh phù hợp.

PV

Tin khác

Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (SHCN), sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các địa phương đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới, nhà nước cũng chú trọng vào những giải pháp, nhiệm vụ trong công tác quản lý SHTT.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra 02 cửa hàng thuộc CTCP vàng bạc đá quý Lê Cương; địa chỉ: Số 12, Lê Quý Đôn, Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, phát hiện, tạm giữ 09 sản phẩm vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel và Louis Vuitton có trị giá 66.854.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Tại Hội nghị quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, năm 2023, hoạt động quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật là việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật.