SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 18/03/2024
  • Click để copy

Các cơ chế đồng thuận duy trì mạng lưới blockchain phổ biến và cải tiến

16:20, 15/10/2019
(SHTT) - Tiền mã hóa đã gia tăng lớn về tính phổ biến. Đằng sau những đồng tiền này là một công nghệ tiên tiến gọi là Blockchain. Đây là một cuốn sổ cái kỹ thuật số được phân phối ngang hàng, trong đó các giao dịch tiền mã hóa được ghi lại sau khi đã được xác minh.

Các giao dịch trong sổ cái được xác minh bởi nhiều khách hàng hoặc “trình xác thực” trong mạng ngang hàng của đồng tiền mã hóa đó và sử dụng một trong nhiều cơ chế đồng thuận khác nhau để giải quyết vấn đề về độ tin cậy trong mạng Blockchain.

Tuy nhiên vấn đề xảy ra là có nhiều nút không đáng tin cậy. Các thuật toán đồng thuận được sử dụng rộng rãi nhất là thuật toán PoW và thuật PoS; các thuật toán đồng thuận khác dựa trên nền tảng PoW và PoS thay thế; cũng như những cơ chế đồng thuận lai tạp khác và một số cơ chế đồng thuận hoàn toàn mới. Trong bài này, tôi thực hiện một phân tích so sánh các thuật toán đồng thuận điển hình và một số đồng tiền mã hóa nổi bật hiện đang được sử dụng cơ chế đồng thuận đó trong các Blockchain của chúng. Phân tích của tôi tập trung vào bản chất thuật toán được thực hiện bởi mỗi cơ chế đồng thuận, khả năng mở rộng của cơ chế, phương pháp mà cơ chế đó thưởng cho người xác thực giao dịch (khi xác minh khối) và những rủi ro bảo mật trong cơ chế đó. Cuối cùng, tôi trình bày kết luận và đưa ra một số cơ chế đồng thuận cải tiến có thể được sử dụng trong Blockchain.

blockchain

 

Từ viết tắt: PoW (Proof of Work) PoS (Proof of Stake) ASIC (Application- Specific Integrated Circuit: Vi mạch dành riêng cho giải mã thuật toán đào tiền mã hóa) dPoS (Delegated PoS) PoA (Proof of Assignment) dBFT (Delegated Byzantine Fault Tolerance) PoL (Proof of Luck) PoX (Proof of eXercise)

1. Giới thiệu Blockchain và cơ chế đồng thuận

Thế giới hiện đại trong trong cuộc cách mạng thứ 4, làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến tác động to lớn cho sự phát triển của khoa học công nghệ tác động lên hệ thống chính trị thế giới, cùng với các công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), robot và Internet vạn vật (IoT). Blockchain (công nghệ chuỗi khối) sẽ góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và được dự đoán sẽ dẫn dắt công nghệ tương lai. Với đặc tính phi tập trung, độ bảo mật cao, minh bạch thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý thông tin và chất lượng thông tin… đây sẽ là công nghệ mang tính cách mạng ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Blockchain còn hỗ trợ cho việc triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả. Đơn cử như trường hợp của dự án nhà nước của Estonia về hệ thống điện tử thống nhất được đánh giá là một trong những dự án triển khai thành công nhất trên thế giới, chính phủ điện tử của Estonia đã tiết kiệm 2% GDP cả nước, hơn 4000 dịch vụ được cung cấp trên nền tảng số, hơn 1 triệu thẻ y tế của người dân đã được nhập vào kho dữ liệu Blockchain [3].

Theo Wiki: Blockchain được định nghĩa là một cơ sở dữ liệu phân tán, duy trì một danh sách bản ghi lớn dần liên tục gọi là khối (block) và được bảo vệ khỏi giả mạo và chỉnh sửa. Blockchain hiện nay gồm các thế hệ sau [4]:

-Blockchain 1.0: Thế hệ này được giới

Nghiên cứu - Trao đổi

thiệu cùng sự ra đời của Bitcoin, và ban đầu nó được dùng cho lĩnh vực tiền mã hóa. Cùng với đó, Bitcoin là ví dụ đầu tiên về tiền mã hóa, có nghĩa là nó phân loại thế hệ đầu tiên của Blockchain và thế hệ này chỉ nằm trong lĩnh vực tiền mã hóa. Tất cả các đồng tiền mã hóa khác cùng với Bitcoin sẽ được liệt kê vào nhóm này. Nó bao gồm các ứng dụng cốt lõi như thanh toán và ứng dụng. Thế hệ này bắt đầu từ năm 2009 khi Bitcoin được giới thiệu và kết thúc vào đầu năm 2010.

-Blockchain 2.0: thế hệ Blockchain thứ 2 được sử dụng trong các dịch vụ tài chính và hợp đồng thông minh. Thế hệ này chứa nhiều tài sản tài chính. Các ứng dụng vượt ra ngoài lĩnh vực mã hóa, tài chính và thị trường thì đều được liệt kê trong nhóm này. Ethereum, Hyperledger và các nền tảng Blockchain mới hơn khác đều được liệt kê vào 1 phần của Blockchain 2.0. Thế hệ này bắt đầu từ khi ý tưởng về việc sử dụng Blockchain vào mục đích khác bắt đầu nhen nhúm năm 2010.

-Blockchain 3.0: thế hệ Blockchain thứ 3 được sử dụng để triển khai các ứng dụng vượt ra ngoài các dịch vụ tài chính, y tế, truyền thông, nghệ thuật và pháp lý. Một lần nữa, giống như Blockchain 2.0, Ethereum, Hyperledger và ác Blockchain mới hơn với khả năng viết hợp đồng thông minh đều được xem là một phần của lớp cắt này. Thế hệ này xuất hiện khoảng năm 2012 khi rất nhiều ứng dụng về Blockchain trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau được nghiên cứu.

Blockchain là một hệ thống phi tập trung ngang hàng không có yếu tố thẩm quyền tập trung. Trong khi tạo ra một hệ thống mà loại bỏ sự tham nhũng từ nguồn đơn lẻ, nó vẫn tồn tại vấn đề lớn: Làm thế nào các quyết định được tạo ra? Làm sao để bất kỳ công việc được thực hiện? Tất cả các quyết định đều do lãnh đạo hoặc ban giám đốc ra quyết định nếu đó là hệ thống tập quyền. Điều này là không thể trong một Blockchain bởi vì một Blockchain không có “lãnh đạo”. Đối với các Blockchain để đưa ra quyết định, họ cần phải đi đến một sự đồng thuận bằng cách sử dụng “cơ chế đồng thuận (consensus mechanisms)” [5].

blockchain2

 L. M. Bach, B. Mihaljevi, and M. agar, Comparative Analysisof Blockchain Consensus Algorithms, Rochester Institute of Technology Croatia

Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới đã phát triển đến giai đoạn Blockchain 3.0, tuy nhiên về bản chất thì vẫn giữ nguyên nguyên lý vận hành của Blockchain 1.0, đó là giai đoạn của Tiền mã hóa với những cơ chế đồng thuận để duy trì sự hoạt động của mạng lưới và cơ chế thưởng khi tạo ra Block mới. Bằng việc phân tích sâu các cơ chế đồng thuận trong Blockchain 1.0 sẽ thấy được mặt lợi và hại của bất kỳ hệ thống Blockchain nào, qua đó ứng dụng cơ chế phù hợp cho mạng lưới Blockchain 3.0 của doanh nghiệp.

Tiền mã hóa sử dụng sổ cái phân phối hay Blockchain để ghi lại thông tin - chủ yếu là về sự cân bằng của mỗi địa chỉ cho các nền tảng trao đổi giá trị (như Bitcoin và hầu hết các đồng tiền mã hóa khác), cách tiếp cận có thể được mở rộng cho bất kỳ loại thông tin nào. Chìa khóa hoạt động của Blockchain là mạng lưới “đồng lòng nhất trí” về nội dung của sổ cái: thay vì có thẩm quyền để giữ các tài khoản được tập trung ở một thực thể, giống như một ngân hàng, nó được phân quyền chia sẻ giữa mọi người.

Điều này đòi hỏi mạng lưới duy trì cơ chế đồng thuận xung quanh thông tin ghi lại trên Blockchain. Cơ chế đồng thuận là một trong đặc tính quan trọng ảnh hưởng khả năng mở rộng và tính an toàn của mỗi nền tảng tiền mã hóa. Cơ chế này tồn tại nhằm ngăn chặn vấn đề chi tiêu 2 lần trên Blockchain (double spending). Xét từ góc độ đầu tư, cơ chế đồng thuận là một trong những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn bất kỳ đồng tiền mã hóa nào.

Mặc dù các cộng đồng Blockchain và crypto vẫn thống nhất xung quanh ý thức hệ của Blockchain và tiềm năng thay đổi thế giới của nó, vẫn còn một vấn đề được chứng minh là chia rẽ như hard fork (phân tách) đó là các giao thức đồng thuận. Mặc dù minh chứng làm việc (PoW) vẫn là giao thức được lựa chọn cho Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa khác, cuộc tranh luận vẫn diễn ra sôi nổi với minh chứng cổ phần (PoS), cùng với các giao thức đồng thuận mới nổi khác [6].

2. Các cơ chế đồng thuận phổ biến

2.1 Proof-of-work (PoW) - Minh chứng làm việc

Khởi tổ của giao thức đồng thuận và đứa con tinh thần của Satoshi Nakamoto, giao thức chứng minh công việc (PoW) liên quan đến những người thợ mỏ giải các câu đố mã hóa phức tạp, mà qua đó họ nhận được phần thưởng dưới dạng đồng coin hoặc đồng token [1].

Ưu điểm: Là giao thức đầu tiên, PoW đã chứng minh khả năng phục hồi của nó trước các cuộc tấn công nội bộ và bên ngoài.

Nhược điểm: PoW bị chỉ trích vì nhiều lý do. Nó tiêu thụ nhiều năng lượng, với một số ước tính chỉ ra năng lượng mạng Bitcoin tiêu thụ ở cùng cấp độ với 159 quốc gia. Các nhà phê bình của Bitcoin như Andrew Tayo đã chỉ ra rằng phần lớn năng lượng này bị lãng phí, vì chỉ có một thợ mỏ cuối cùng có thể khai thác từng khối (được chấp nhận), bất kể có bao nhiêu người tham gia cuộc đua đến đó trước.

Bitcoin hiện nay chủ yếu được khai thác bằng cách sử dụng ASIC (vi mạch dành riêng cho giải mã thuật toán đào), vì vậy khai thác mỏ bị chi phối bởi các tổ chức lớn như Bitmain, có thể đủ khả năng phần cứng cần thiết để khai thác ở quy mô lớn. Điều này tập trung sức mạnh khai thác vào tay của một số ít, dẫn đến việc một số người trong cộng đồng gọi Bitcoin là một loại tiền tệ tập trung. Mặc dù một số đồng tiền mã hóa như Vertcoin cố gắng duy trì việc chống lại-ASIC bằng các thuật toán thay đổi thường xuyên, nó là một thách thức lớn ở phía trước với các nhà sản xuất ASIC.

Sự chấp nhận: Bitcoin, Litecoin, Zcash và Ethereum Classic, và nhiều đồng tiền mã hóa khác - PoW vẫn là giao thức đồng thuận phổ biến nhất.

blockchain3

David Parkins, Blockchains: The great chain of beingsure about things", The Economist, 2015 

2.2 Proof-of-stake (PoS) - Minh chứng cổ phần

PoS lần đầu tiên được hình thành như một cách để tránh những vấn đề cố hữu với PoW, chẳng hạn như tiêu thụ năng lượng. Trong mô hình PoS, những người nắm giữ những đồng coin có thể đặt cược chúng vào khả năng khối tiếp theo là chính xác. Nếu có, họ nhận được phần thưởng. Nếu ai đó đặt cược những đồng coin vào một khối mà khối đó có chứa các giao dịch gian lận, họ sẽ bị ‘phạt’ giá trị cổ phần (phần cược) của họ [1].

Ưu điểm: PoS tiêu thụ ít năng lượng hơn PoW. PoS cũng tích cực trừng phạt gian lận, ngăn chặn hành vi lừa đảo giữa các người xác nhận.

Nhược điểm: Khi các nút xác nhận không đóng góp sức mạnh tính toán - được gọi là vấn đề “không có cổ phần” - có nguy cơ tăng lên đó là PoS Blockchains có thể thấy nhiều nhánh hơn PoW. Ngoài ra, PoS ủng hộ những người có nhiều đồng coin nhất, đồng thời thúc đẩy tập quyền vì những người nắm giữ giàu có hơn có thể đặt cược nhiều hơn. Đối với PoS coin NXT, nó đã được chứng minh được rằng làm thế nào một người nắm cổ phần có thể tăng vững chắc số cổ phần của họ đến mức họ sẽ sở hữu hơn 90% số đồng coin.

Sự chấp nhận: Các dự án sử dụng thuật toán PoS thuần túy là Reddcoin, Decred và NavCoin. Các vấn đề với thuật toán PoW là những gì đã khiến Ethereum phải rời khỏi PoW thuần túy và áp dụng Casper (một giao thức hỗn hợp PoW / PoS).

PoW vs. PoS: Do sự thống trị thị trường của Bitcoin và Ethereum, cuộc tranh luận về các giao thức đồng thuận thường dường như tập trung vào PoW và PoS. Trong thực tế, chúng chia sẻ các vấn đề tương tự nhau, theo quan điểm của Jordan Earls, đồng sáng lập và nhà phát triển hàng đầu tại Qtum:

“Sự phân đôi thực sự trong diễn giải của các thuật toán khai thác dường như đến từ tranh luận toàn bộ về sự tập trung và phi tập trung hơn là nên chọn PoS hoặc PoW. Chống lại ASIC đã được chứng minh là như đã nói, chỉ có khả năng kháng cự xảy ra. Khía cạnh này đã giúp khuyến khích việc khai thác tập trung, dẫn đầu một số mạng PoW định kỳ thay đổi thuật toán khai thác của họ để đánh bại điều này. Trong mạng PoS, trường hợp tương tự, trong đó một số mạng chọn cơ chế đồng thuận có giới hạn công nghệ về số lượng người xác nhận hợp lệ, với hy vọng sẽ cung cấp lưu lượng giao dịch lớn hơn.”

2.3 Delegated PoS (dPoS) - PoS được ủy quyền

PoS được ủy quyền được phát minh bởi Daniel Larimer, đồng sáng lập của Steem và CTO của EOS, cả hai đều sử dụng dPoS. Ở đây, mạng lưới sẽ bầu cho ‘Nhân Chứng’, người đạt được sự đồng thuận để thêm khối tiếp theo. Tương tự như mô hình PoS chuẩn, trọng số biểu quyết của người tham gia mạng được xác định bằng số lượng token (mã thông báo) mạng mà họ nắm giữ [1].

Ưu điểm: dPoS làm giảm thời gian tạo khối, vì càng ít bên tham gia vào một sự đồng thuận từ đó tăng tốc độ ra quyết định. Bằng cách tránh sử dụng ASIC, nó khuyến khích phân cấp - nhưng với một số cảnh báo, như được nêu ra dưới đây.

Khuyết điểm: Việc sử dụng ‘Nhân Chứng’ có nghĩa là sự phân cấp hoàn toàn không bao giờ đạt được. Xem xét sự khác biệt giữa một nền dân chủ đầy đủ - tất cả các công dân bỏ phiếu cho tất cả các vấn đề - và một nền dân chủ đại diện, nơi các đại biểu được bầu để đại diện cho cử tri.

Vitalik Buterin (người sáng lập Ethereum) đã viết một lời chỉ trích về dPOS, mô tả cách thức giao thức đồng thuận này có thể dẫn đến chế độ phân biệt giai cấp, với các cử tri có ảnh hưởng hình thành các nhóm, chúng có thể kết thúc chung cuộc trong một cuộc tấn công nguy hiểm. Larimer đã phản ứng phòng thủ mạnh mẽ với bài đăng trên blog của riêng ông có tiêu đề “Giới hạn về quản trị kinh tế mật mã”:

“Vitalik đang tìm kiếm một hộp đen kinh tế-mã hóa giả định rằng bạn không thể dựa vào việc bỏ phiếu cho dù qua hình thức cổ phần (phân biệt giai cấp) hoặc bởi cá nhân (dân chủ).”

Larimer kết luận với quan điểm của ông rằng sự đồng thuận là vai trò của mạng lưới, và rằng “mỗi cộng đồng có thể có định nghĩa riêng về “đúng và sai”, chỉ có thể được đo bằng một cuộc thăm dò ý kiến chủ quan của các thành viên cộng đồng”.

Sự chấp nhận: dPoS được sử dụng trong tất cả các dự án của Dan Larimer - cụ thể là BitShares, Steem và EOS.

blockchain4

Michael Bedford Taylor, Introduce An applicationspecificintegrated circuit, Wikipedia, 2015 

2.4 Proof-of-assignment (PoA) - Minh chứng phân công

Tương tự như dPoS, mô hình Minh chứng phân công thiết lập một số nút đáng tin cậy trong mạng, nhưng chỉ những nút đó lưu trữ toàn bộ sổ cái. Bằng cách cho phép những người đóng góp mạng khác tham gia mà không cần lưu trữ sổ cái, mô hình Minh chứng phân công cho phép bất kỳ thiết bị nào có hỗ trợ mạng hoạt động trên Internet of Things (IOT) khai thác (đào) những token. Được gọi là ‘khai thác vi mô’, quá trình này cho phép các thiết bị gia dụng kết nối internet đóng góp sức mạnh tính toán của mình vào một mạng Blockchain [1].

Ưu điểm: Bằng cách khai thác sức mạnh tính toán của một mạng lưới máy móc rộng lớn, PoA có thể xử lý tốc độ giao dịch nhanh hơn với mức tiêu thụ năng lượng giảm khá nhiều.

Khuyết điểm: PoA vẫn còn trong giai đoạn trứng nước và cần phải chứng minh khả năng phục hồi của nó thông qua các giai đoạn đầu cho đến khi việc áp dụng vào mạng lưới có lợi ích sức kéo.

Sự chấp nhận: PoA được phát triển bởi IOTW, một dự án Blockchain nhằm đưa bất kỳ thiết bị kết nối internet nào vào mạng Blockchain. Fred Leung, người sáng lập và CEO của IOTW, giải thích:

“Mục tiêu cuối cùng ở đây, để tạo ra sự chấp nhận Blockchain hàng loạt, đó là mang Blockchain vào mỗi hộ gia đình. PoA và khai thác vi mô sẽ cho phép bất kỳ thiết bị kết nối nào khai thác (đào) mà không cần thêm chi phí phần cứng. PoA sử dụng rất ít năng lượng, vì nó không cần tính toán bằng chứng về công việc (PoW). Việc khai thác vi mô, với giao thức chứng kiến, sẽ cho phép ít số lượng sổ cái đáng kể hơn với cùng số nút xác minh”.

2.5 Delegated Byzantine Fault Tolerance (dBFT)

Cơ chế dBFT được phát triển bởi nhóm NEO để khắc phục vấn đề nổi tiếng Byzantine. Hệ thống bao gồm các nút (nodes), các đại biểu (có thể phê duyệt các khối) và một diễn giả (người đề xuất khối tiếp theo). Các kịch bản khác nhau minh họa làm thế nào giao thức dBFT đủ mạnh để bảo vệ chống lại các tác nhân độc hại trong mạng lưới [1].

Ưu điểm: Malcolm Lerider, quản lý R & D cao cấp tại NEO đã nói về giao thức dBFT: “dBFT được phát minh bởi NEO [trước đây gọi là Antshares] và đã được chứng minh là hoạt động tốt. Đó là một thuật toán đồng thuận được phát triển với độ hoàn hảo, có nghĩa là tất cả các giao dịch là 100% hoàn thành sau lần xác nhận đầu tiên. Blockchain không thể phân nhánh với dBFT và các giao dịch chuỗi giá trị cao là không đáng kể và được thực hiện nhanh hơn nhiều. Nó được xây dựng với các tình huống thực tế phù hợp quy định và kinh doanh.”

Khuyết điểm: Vitalik làm cho điểm 100% tính hợp lý luôn luôn là xác suất, ít nhất là về mặt triết học. Tuy nhiên, Blockchain NEO vẫn chưa bị bất kỳ sự thiệt hại của việc thay đổi giao dịch nào mâu thuẫn với tuyên bố của nó, có thể thấy rằng thuật toán của nó cung cấp tính toàn vẹn hoàn hảo.

Sự chấp nhận: dBFT được sử dụng bởi NEO.

3. Các cơ chế đồng thuận cải tiến:76 & Sáng tạo Tháng 09-10/2019 77 & Sáng tạo Tháng 09-10/2019

Các vấn đề về tiêu thụ năng lượng, hiệu suất và thông lượng giao dịch hiện diện trong các cơ chế PoW, PoS, PoA, dBFT đang gây tranh cãi và chưa có cơ chế nào thực sự chiếm ưu thế. Hiện tại có nhiều cơ chế thay thế nhưng chưa được phát hành công khai [2]. Tuy nhiên, thông qua tranh luận và nghiên cứu chúng ta có thể thấy cộng đồng phát triển Blockchain đang tìm cách cải thiện các lỗ hổng cơ chế trong việc triển khai vào thực tế. Sau đây là hai cơ chế đồng thuận cải tiến có thể khắc phục được những vấn đề trên được đưa ra xem xét.

3.1 Proof of Luck (PoL) - Minh chứng may mắn

Hiện nay vẫn còn là một cơ chế ở mức khái niệm, báo cáo của PoL nói rằng mục tiêu của hệ thống khái niệm này là giảm lượng lớn công suất tính toán theo yêu cầu của PoW và tăng thông lượng giao dịch.

Trong hệ thống này, mỗi khối được gán một giá trị “may mắn” khi nó được khai thác (mining), đó là một số ngẫu nhiên giữa số 0 và số 1: qua đó số cao hơn là số may mắn hơn và số thấp hơn kém may mắn hơn. Người khai thác làm việc để xác minh các giao dịch trong mạng sẽ muốn gắn khối của họ vào chuỗi có giá trị may mắn cao nhất, được tính bằng cách cộng tất cả các giá trị may mắn có trong mỗi khối của chuỗi bắt đầu từ khối genesis (khối khởi tạo) đến khối chứa giao dịch mới nhất [2].

Trước khi khai thác được hoàn thành và bằng chứng của khối được phân phát lên mạng Blockchain, sự chậm trễ được áp dụng dựa trên giá trị may mắn ngẫu nhiên của khối được khai thác: giá trị may mắn cao hơn tương đương với thời gian trễ ít hơn. Sự chậm trễ này tối ưu hóa giao tiếp mạng trong hệ thống, nếu một thợ mỏ khác giải quyết bằng chứng đầu tiên trên một khối có giá trị may mắn cao hơn, người khai thác ban đầu sẽ không cần phát sóng khối của họ tới mạng.

3.2 Proof of eXercise (PoX) - Minh chứng thực thi

Không giống như PoL, nhằm mục đích giảm sức mạnh tính toán theo yêu cầu của một hệ thống PoW, PoX hướng tới việc chỉ đạo sức mạnh tính toán bằng cách đưa ra các vấn đề khoa học thực tế. Sách trắng PoX mô tả một hệ thống mà các thợ mỏ sẽ được đưa ra các vấn đề dựa trên ma trận được cung cấp bởi “các người mướn” trong hệ thống. Lý do cho việc sử dụng ma trận là hai chiều: ma trận có thể tổng hợp, cho phép điều chỉnh độ khó của mạng dễ dàng hơn, và ma trận là một nguyên tắc trừu tượng cho nhiều vấn đề tính toán khoa học. Sách trắng cung cấp các vấn đề sau đây như các ví dụ: trình tự DNA và RNA, phân tích cấu trúc protein, khai thác dữ liệu, phát hiện khuôn mặt và hơn thế nữa.

Vì dữ liệu cần thiết cho các vấn đề ma trận này phải được lưu trữ và sẵn có, dựa trên chi phí, bởi một “người mướn” trên mạng và một hệ thống “tín dụng cầm đồ” được đưa vào vị trí phù hợp. Đối với một thợ mỏ để nhận được một vấn đề để giải quyết, trước tiên anh ta phải “đấu thầu” về vấn đề này bằng cách đặt ra một khoản tiền gửi sẽ được hoàn lại khi hoàn tất thành công vấn đề. Tương tự như vậy, “người mướn” cũng phải gửi một khoản tiền có tổng chi phí lớn hơn chi phí lưu trữ dữ liệu ma trận. Sau khi hoàn thành vấn đề, giải pháp được tạo ra bởi thợ mỏ sau đó được gửi đến người xác minh, người này sẽ sử dụng một lược đồ xác minh xác suất để xác minh dữ liệu song song trước khi nó được gắn kết với Blockchain [2].

Để tránh thông đồng tiềm năng giữa các thợ mỏ, người “người mướn”, và người kiểm tra, các giải pháp các vấn đề ma trận được gửi thông qua một dịch vụ xáo trộn. Việc này được thực hiện theo hai phần: trực tiếp sau khi “người mướn” xuất bản dữ liệu ma trận và trực tiếp sau khi người khai thác gửi dữ liệu để xác minh. Ngoài ra, nếu nhiều thợ mỏ giành được giá thầu để giải quyết cùng một vấn đề, phần thưởng tiền thưởng cho giải pháp sẽ được chia sẻ giữa họ.

4. Kết luận

Nếu không có cơ chế đồng thuận, chúng ta sẽ không có một hệ thống phân quyền ngang hàng của Peer-to-Peer. Nó đơn giản như vậy. Mặc dù, minh chứng công việc PoW và minh chứng cổ phần PoS chắc chắn là sự lựa chọn phổ biến hơn, nhưng hiện tại còn có những cơ chế mới hơn và có vẻ hay hơn như PoL và PoX. Cho đến giờ chúng ta chưa có cơ chế đồng thuận “hoàn hảo”, nhưng điều thú vị là khi thấy các loại tiền mã hóa và các ứng dụng Blockchain mới xuất hiện với các giao thức riêng của họ.

Trong mọi trường hợp, mục tiêu của phương pháp tiếp cận đồng thuận là đảm bảo mạng lưới, chủ yếu thông qua các phương tiện kinh tế: khó khăn lớn (chi phí, công suất máy tính) để tấn công mạng và có lợi hơn khi giúp bảo vệ mạng lưới.

Blockchain như một công nghệ vẫn đang cần được phát triển nhiều. Do đó, kết quả của vấn đề tranh cãi việc lựa chọn giao thức đồng thuận nào phù hợp nhất vẫn đang được tranh luận. Nhiều tiêu chí trong số những cân nhắc quan trọng - chẳng hạn như mức độ phân cấp - giá trị cốt lõi trong tinh thần của Blockchain như một công nghệ đột phá. Có thể kết luận rằng đến bây giờ, không có sự nhất trí về giao thức đồng thuận đúng đắn. Hy vọng tương lai sẽ có một phương thức đồng thuận đạt được sự nhất trí cao nhất để giải quyết được tất cả các vướng mắc của các bên liên quan và sẽ là kim chỉ nam cho các ứng dụng nền tảng Blockchain sau này.

Ths Phạm Mạnh Cường (Khoa Hệ thống thông tin, Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 sẽ diễn ra tại tỉnh Bắc Giang trong 3 ngày (20, 21, 22/3). Cuộc thi do Bộ GD-ĐT phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Theo một báo cáo, Apple đang lên kế hoạch để ra mắt dòng AirPods thế hệ thứ tư vào tháng 9/2024, cùng thời điểm trình làng iPhone 16.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi thông báo số THSP/2024/5 về Chương trình triệu hồi 432 xe Mercedes-Benz E-Class để kiểm tra thay cụm bơm nhiên liệu, khắc phục lỗi bơm nhiên liệu theo chương trình triệu hồi của Tập đoàn Mercedes-Benz AG.
Tin tức 21 giờ trước
Chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới với một chiếc taxi bay điện trong nỗ lực cách mạng hóa du lịch đã được công ty AutoFlight của Trung Quốc thực hiện thử nghiệm thành công.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Elon Musk, người sáng lập SpaceX và Giám đốc điều hành Twitter, dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ vượt trội hơn con người vào năm 2025 và hơn toàn bộ nhân loại vào năm 2029. Những nhận định này của Musk đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng.