SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Các biện pháp giúp Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh số hóa

16:25, 19/05/2020
(SHTT) - Tại hội nghị, ông Ousmane Dione đã đóng góp 1 biện pháp cho doanh nghiệp và 2 biện pháp cho Chính phủ Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp” diễn ra sáng 19/5, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Ousmane Dione nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã gây ra sự xáo trộn trên toàn cầu cũng như xáo trộn trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, với những nỗ lực mạnh mẽ, kịp thời, Việt Nam đã nhanh chóng kiểm soát được tình hình dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho người dân. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã được ghi nhận trên toàn câu fvà là tấm gương sáng cho nhiều nước khác học hỏi và làm theo.

Sự việc này cũng đã giúp Việt Nam có được nhiều kinh nghiệm quý giá. Tuy nhiên, theo ông Ousmane Dione, nếu có một điều cần nêu bật như một bài học kinh nghiệm thì chính là Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần thúc đẩy quá trình số hóa và cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng bởi lợi ích, giá trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia đã được minh chứng qua đại dịch COVID-19.

f16205ac5befb2b1ebfe

 

Chính phủ điện tử tại Việt Nam

Dẫn lời Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu tại hội nghị cho biết hiện nay đã có trên 37 triệu lượt truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia; vào tháng 3 và tháng 4/2020, số lượng tài khoản đăng ký tăng gấp 2 lần, trung bình mỗi tháng có 22.000 tài khoản đăng ký, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định những thông tin, phản hồi từ Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ hữu ích cho hoạt động của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ.

Việc có thể nhanh chóng gia tăng lượng người tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát hiện nay cũng giúp hoạt động truyền tải các thông tin chính thống tới các bộ ban ngành để nhanh chóng triển khai thực hiện được rút ngắn thời gian tối đa, qua đó bảo vệ được người dân và cán bộ, công chức, viên chức và người dân khỏi dịch bệnh.

Do đó, đối với Chính phủ, Giám đốc Quốc gia WB đề xuất 2 biện pháp để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện Chính phủ điện tử. Biện pháp đầu tiên là phải đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ. Việc đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ chính là chìa khóa trong hoạt động này bởi nếu dịch vụ công không thể giúp giảm thời gian và chi phí giao dịch cho người dân, doanh nghiệp thì dịch vụ công đó cũng không thể mang lại nhiều hiệu quả.

Để làm được điều này, Chính phủ cần hiểu được đâu là điểm nghẽn để đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, bảo đảm linh hoạt, đơn giản hóa quy trình cho người dân. Các vấn đề nổi bật có thể liệt kê bao gồm: Cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, thủ tục về thuế... Những công việc này đóng vai trò tối ưu hóa về cung cấp dịch vụ trên môi trường điện tử.

Kiến nghị thứ 2 là Chính phủ thực sự cần đóng vai trò là là bệ phóng để hỗ trợ cho quá trình số hóa của doanh nghiệp được nhanh chóng hơn. Nhấn mạnh ý kiến chúng ta đang sống trong thời kỳ mà sự thay đổi diễn ra nhanh chóng, ông Ousmane Dione cho rằng phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đi nhanh và làm tốt, không bị bất ngờ, cần phải đi trước đón đầu, Chính phủ Việt Nam cần có vai trò là bệ phóng để thực hiện quá trình số hóa của doanh nghiệp một cách nhanh chóng hơn.

Theo ông Ousmane Dione, đây hoàn toàn là các công việc có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn vì đại dịch đã thực sự chúng minh “bất kể biến cố nào không quật ngã được bạn có thể làm cho bạn mạnh mẽ hơn” và Việt Nam có câu “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Vì vậy, không nên để kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng này trở nên lãng phí.

Số hóa ở doanh nghiệp

Ông Ousmane Dione khẳng định: "Số hóa ở doanh nghiệp hết sức quan trọng bởi đại dịch COVID-19 như một cuộc gọi để thức tỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp".

Giám đốc WB tại Việt Nam cũng cho rằng trong bối cảnh này, chúng ta không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ổn định như thường lệ mà cần số hóa. Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, những doanh nghiệp hoạt động trên môi trường trực tuyến rõ ràng ít bị ảnh hưởng hơn nhiều so với những doanh nghiệp không hoạt động trên môi trường này.

Cũng theo ông Ousmane Dione, về mặt vĩ mô, việc số hóa trong doanh nghiệp cũng thúc đẩy hoạt động kinh tế của quốc gia, ước tính việc số hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực ASEAN có thể giúp tăng GDP thêm 1,1 tỷ USD tính đến năm 2025.

“Đây thực sự là cơ hội vàng cần nắm bắt và để sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia ngay từ bây giờ. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần nhìn nhận số hóa doanh nghiệp thực sự là để bảo đảm tương lai cho doanh nghiệp”, ông Ousmane Dione chia sẻ.

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết WB tin tưởng vào sự năng động của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và hiệu quả Chính phủ Việt Nam, WB luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ và đất nước Việt Nam

Hạ An.

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 7 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).