SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cá tầm nhập lậu – Cuộc chiến cam go

16:14, 24/07/2017
(SHTT) - Bất chấp nỗ lực đưa sản phẩm cá tầm sạch của Việt Nam đến với người tiêu dùng của doanh nghiệp trong nước cũng như các cơ quan chức năng, cá tầm nhập lậu vẫn đang hiện hữu một cách phi pháp trên bàn ăn của người Việt.

Qua quá trình thị sát, phối hợp cùng các cơ quan chức năng, có thể thấy hiện có 2 phương thức chủ yếu mà các cơ sở nuôi cá tầm lậu đang áp dụng để hô biến cá Trung Quốc thành cá tầm Việt Nam.

Từ chuyện không nuôi vẫn có cá xuất bán

Ông Đỗ Tiến Thắng, giám đốc công ty TNHH Thiên Hà cho biết ông đã lặn lội cùng công nhân đóng giả người dân đến khu vực biên giới theo dõi và có thể khẳng định riêng biên giới Lào Cai, hàng ngày có hàng chục tấn cá lậu nhập vào Việt Nam. Để đưa cá tầm lậu vào tiêu thụ nội địa, các đối tượng buôn lậu thuê cửu vạn cõng hàng qua biên giới, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, sau đó tập kết tại các địa điểm gần biên giới, chợ đầu mối...

ca tam nhap lau

Đa số cá tầm nhập lậu bán ngoài thị trường đã được "rửa" qua chính các trang trại nuôi cá trong nước 

Tại thị trường miền Bắc; tình trạng thương nhân Trung Quốc bắt tay với một số cơ sở chăn nuôi khu vực biên giới các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng để đưa cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam “rửa” thành cá tầm trong nước, đưa vào nội địa tiêu thụ. Cụ thể, các cơ sở nuôi cá tầm tại Tam Đường (Lai Châu) đóng “vai trò” là trạm trung chuyển để “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu. Thậm chí, tại các cơ sở nuôi cá này có cả kỹ sư người Trung Quốc. Chuyện thật như bịa là những trang trại này tuy ao nuôi chỉ rộng vài trăm mét vuông nhưng vẫn đàng hoàng xuất bán hàng trăm tấn cá tầm mỗi năm với đầy đủ giấy tờ, chứng từ hợp pháp…

Ông Lê Anh Đức – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cá tầm Việt Nam cho biết, các giấy tờ xuất xứ cá tầm ở miền Bắc phần lớn từ Lào Cai, nhưng các trang trại ở đây lại không hề nuôi. “Tôi từng lên một trang trại nuôi cá tầm ở Bắc Giang. Trang trại này chỉ có vài chục khối nước, đủ nuôi vài chục con cá tầm nhưng một ngày vẫn viết hóa đơn xuất 3 - 5 tấn"

Đến chuyện cá tầm đi máy bay

Cuối tháng 4 vừa qua, sau vụ 1,9 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu bị bắt và tiêu huỷ tại Hà Nội. Các thành viên hiệp hội Nuôi cá nước lạnh giật mình vì hiện giá cá tầm Trung Quốc nhập lậu bán buôn, trừ chi phí giảm chỉ còn có 50.000 đồng/kg trong khi giá cá tầm Việt Nam là 140.000 – 180.000 đồng/kg. Với mức giá quá thấp như vậy thì không một doanh nghiệp nuôi cá tầm nào của Việt Nam có thể cạnh tranh được trừ phi cho cá ăn thức ăn tăng trọng. Ngược lại, với lợi nhuận cao như thế, có nhà buôn còn sẵn sàng cho cá tầm nhập lậu "vi vu" máy bay đến nơi tiêu thụ. Theo Nguyễn Văn Toản - giám đốc công ty TNHH Trường Toàn; tại thị trường miền Nam, cá tầm Trung Quốc 100% là nhập lậu thông qua đường hàng không khoảng 700 tấn/năm. Vì nếu không thì với điều kiện khí hậu và khoảng cách quá xa như thế, cá tầm không thể sống được.

Ngoài ra, Trung Quốc đã vừa cho ra đời một loại hóa chất khiến cá đông lạnh có thể bơi trở lại. Trên trang Tân Hoa Xã, một tập đoàn tại Giang Tô đã giới thiệu sản phẩm có tác dụng giúp cá bơi trở lại sau khi đông lạnh ở nhiệt độ - 30 độ C. Công ty này cho biết loại hóa chất trên được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, giúp cho tế bào cá được giữ tươi và nguyên vẹn. Đây lại là một thách thức lớn khác cho các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến với cá tầm nhập lậu Trung Quốc.

ca tam nhap lau a

Quá trình sử dụng hóa chất giúp cá đông lạnh sống lại. (Ảnh cắt từ video) 

Cuộc chiến cam go

Tình trạng cá tầm lậu ồ ạt tuồn từ Trung Quốc về Việt Nam đang là thực trạng hết sức nhức nhối. Nạn cá tầm lậu gây nguy cơ bóp chết ngành chăn nuôi cá tầm trong nước. Cùng với đó, cá tầm nhập lậu còn gây nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cũng đã lấy mẫu cá xét nghiệm và công bố kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm cá tầm nhập lậu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, sản phẩm có nhiễm hóa chất cấm Leuco Malachite Green. Đây là loại hóa chất đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Tác hại của chúng có thể gây ra đối với con người như gây nhờn kháng sinh, các bệnh về gan, thận và bệnh nan y nên đã bị cấm và loại ra khỏi danh mục được phép sử dụng.

Ông Trần Văn Hào, chủ tịch hiệp hội Nuôi cá nước lạnh Việt Nam nói rằng, sản lượng cá tầm Việt Nam và trứng cá tầm đã đạt mức khá cao. Tổng sản lượng cá tầm hiện đã vượt trội và khả năng còn tăng mạnh. Ông Hào cho biết, hiệp hội sẽ có kiến nghị mạnh mẽ để yêu cầu các cơ quan hữu quan chức năng quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn cá tầm nhập lậu đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp xem lại quy trình sản xuất, kênh phân phối để làm sao vừa có giá thành hợp lý, vừa đảm bảo chất lượng, giữ và phát triển được thị trường trong cuộc cạnh tranh ngày càng cam go với cá tầm Trung Quốc.

PV

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 3 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.