SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 10/06/2025
  • Click để copy

Cà phê Dạ Thảo OCOP 3 sao ‘biến hình’ thành hàng giả: Lời cảnh báo cay đắng về an toàn thực phẩm

15:57, 10/06/2025
(SHTT) - Vinh danh là OCOP 3 sao, nhưng bán hơn 17 tấn cà phê giả. Vụ việc Cà phê Dạ Thảo chỉ là một lát cắt của bức tranh ngụy tạo đang nhấn chìm niềm tin của người tiêu dùng vào những tách cà phê sáng. Phía sau những thương hiệu “sạch”, liệu có còn điều gì cần vạch trần?
cafe da thao

Cafe Dạ Thảo từng được nhận giấy chứng nhận OCOP 3 sao cấp huyện 

OCOP 3 sao và 17 tấn cà phê giả

Ngày 10/6, lãnh đạo UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) xác nhận: sẽ thu hồi giấy chứng nhận OCOP 3 sao đối với sản phẩm Cà phê Dạ Thảo ngay sau khi Công an tỉnh Phú Yên khởi tố chủ doanh nghiệp này là bà Đặng Thị Hòa Hiệp (SN 1972) vì tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm.

Cụ thể, từ tháng 12/2024 đến tháng 4/2025, Doanh nghiệp tư nhân Đại Chúng - Dạ Thảo đã thay đổi công thức, giảm hàm lượng caffeine so với công bố, sản xuất hơn 21 tấn cà phê, trong đó bán ra thị trường hơn 17,6 tấn, thu về gần 1,27 tỷ đồng.

cafe da thao1

Nhiều thùng chất phụ gia dùng để trộn cafe được công an thu giữ 

Cuộc kiểm tra ngày 11/4 đã thu giữ hơn 3,45 tấn cà phê bột, cùng thiết bị sản xuất, phụ gia, phương tiện vận chuyển. Đáng chú ý, sản phẩm giả vẫn gắn mác OCOP 3 sao - một danh hiệu đáng tin cậy đối với người tiêu dùng.

Bà Hiệp đã thừa nhận sai phạm và tự nguyện nộp 590 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Nhưng liệu khoản tiền này có đủ để bù đắp cho hàng ngàn ly “cà phê giả” mà người dân đã tiêu thụ mỗi sáng?

Cảnh báo cho người tiêu dùng: Chiêu trò làm giả cà phê ngày càng tinh vi

Vụ việc cà phê Dạ Thảo không phải là cá biệt, mà là một phần của bức tranh lớn hơn về tình trạng cà phê giả, kém chất lượng đang len lỏi vào thị trường. Điều này đòi hỏi người tiêu dùng phải hết sức cảnh giác.

Điển hình, đầu năm 2025, tại Đắk Lắk, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh đã phát hiện 1 tiệm tạp hóa bán các sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu Phát Hải có hàm lượng caffeine chỉ từ 0,41-0,46%, thấp hơn nhiều so với mức ≥1% ghi trên bao bì. Điều tra sâu hơn cho thấy, Công ty Sản xuất thương mại dịch vụ Phát Hải (Bình Dương) đã sử dụng 10% cà phê hạt cùng 70% đậu nành và 20% vỏ cà phê để sản xuất sản phẩm này. Đây là một ví dụ rõ ràng về việc pha trộn tạp chất để giảm chi phí, đánh lừa người tiêu dùng về chất lượng thực sự của sản phẩm.

cafe da thao2

 Nhiều chất phụ gia dùng để sản xuất cafe

Hay cuối năm 2024, tại Gia Lai, lực lượng chức năng phát hiện 3 cơ sở sản xuất, buôn bán cà phê bột giả nhãn hiệu "Cà phê Uyên”( một thương hiệu nổi tiếng của địa phương) tại hẻm 03 Nguyễn Thiếp (TP.Pleiku) đang tẩm, ướp, trộn phụ gia, hoá chất không rõ nguồn gốc xuất xứ vào cà phê để đưa ra thị trường tiêu thụ.

Việc các sản phẩm gắn nhãn hiệu uy tín, được quảng bá rộng rãi, lại bị phát hiện là hàng giả đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng về lỗ hổng trong kiểm soát thị trường và trách nhiệm hậu kiểm từ các cấp chính quyền. Chúng ta không thể kỳ vọng người tiêu dùng tự phân biệt được thật - giả chỉ qua bao bì hay hương vị, nhất là khi kẻ gian đã quá tinh vi trong việc pha trộn và tạo mùi hương.

cafe da thao3

 Những thùng cafe được đóng gói để chuẩn bị đưa đi tiêu thụ bị phát hiện

Thị trường cà phê Việt Nam cần một cuộc thanh lọc mạnh mẽ. Để lấy lại niềm tin và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn, một hệ thống giám sát và truy xuất nguồn gốc hiệu quả hơn từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Quan trọng nhất, cần một chiến dịch toàn xã hội để nâng cao nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng chủ động tìm hiểu và tố giác hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đừng để mỗi buổi sáng của chúng ta bắt đầu bằng một ly "đậu nành tẩm hóa chất" dưới vỏ bọc "cà phê thương hiệu nổi tiếng". Đã đến lúc chúng ta phải đòi hỏi và hành động để những ly cà phê chúng ta thưởng thức thực sự là cà phê, an toàn và đúng với giá trị mà chúng ta bỏ ra.

 Quỳnh Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 phút trước
(SHTT) - Vinh danh là OCOP 3 sao, nhưng bán hơn 17 tấn cà phê giả. Vụ việc Cà phê Dạ Thảo chỉ là một lát cắt của bức tranh ngụy tạo đang nhấn chìm niềm tin của người tiêu dùng vào những tách cà phê sáng. Phía sau những thương hiệu “sạch”, liệu có còn điều gì cần vạch trần?
Tài sản trí tuệ 1 phút trước
(SHTT) - Getty Images đang đối đầu với công ty trí tuệ nhân tạo Stability AI tại một tòa án ở London trong phiên tòa bản quyền lớn đầu tiên liên quan đến ngành công nghiệp AI tạo sinh. Kết quả của phiên tòa được nhận định có thể tạo ra bước ngoặt lớn đối với tương lai ngành AI.
Tài sản trí tuệ 2 phút trước
(SHTT) - Kiểm tra 04 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và Thị xã Sơn Tây, các Tổ công tác Phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã phát hiện và tạm giữ gần 3.500 sản phẩm là mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Giữa lúc thị trường thẩm mỹ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang "bùng nổ" với những lời hứa hẹn "thần kỳ", kéo theo đó là sự tràn lan của các sản phẩm không rõ nguồn gốc, Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo đã nhận được đơn thư phản ánh liên quan đến Viện thẩm mỹ Dongbang Korea.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Google mới đây đã thành công thuyết phục được một tòa án liên bang ở Manhattan bác bỏ một phần của vụ kiện từ nhóm các nhà xuất bản giáo dục hàng đầu với cáo buộc hãng này đã quảng cáo bất hợp pháp các phiên bản sách giáo khoa điện tử lậu.
. ..