SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cà phê Cộng: Tự ý bán thực phẩm không cần giấy phép?

11:00, 13/05/2017
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cửa hàng cà phê Cộng (222 Đội Cấn, Hà Nội) đăng ký mã nghề là bán cà phê, giải khát nhưng thực tế lại bán rất nhiều loại đồ ăn mang thương hiệu Cộng.

Vừa qua, sau khi Phapluatnet phản ánh về việc khách hàng sau khi sử dụng thực phẩm tại cà phê Cộng có dấu hiệu bị ngộ độc, đau bụng, buồn nôn… cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra. Cụ thể, ngày 4-5, UBND phường Liễu Giai sau khi kiểm tra cửa hàng cà phê Cộng số 222A Đội Cấn đã phát hiện sản phẩm hạt hướng dương đang bán tại cơ sở không có ngày sản xuất và hạn sử dụng được cơ sở chia gói lẻ để bán.

Do đó, đến ngày 9-5, UBND phường Liễu Giai đã có Quyết định số 208-QĐ – UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng đối với cửa hàng cà phê Cộng số 222A Đội Cấn do cơ sở không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, UBND phường Liễu Giai tiếp tục kiểm tra, làm rõ thông tin nguồn gốc thực phẩm được bán tại cửa hàng.     

Mặc dù vậy, theo tìm hiểu của PV Phapluatnet, việc xử phạt của UBND phường Liễu Giai mới chỉ ở “phần ngọn”. Theo tài liệu UBND phường Liễu Giai cung cấp, cửa hàng cà phê số 222A Đội Cấn trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ở mục 3 phần “ngành nghề kinh doanh” tên ngành nghề chỉ có bán cà phê, giải khát nhưng thực tế bán nhiều loại đồ ăn khác như: Hướng dương, thịt bò khô… Do đó, việc kinh doanh của cơ sở có nhiều dấu hiệu sai phạm về việc kinh doanh trái với quy định đối với ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. 

Tuy nhiên, hành vi sai phạm trên không chỉ riêng của cửa hàng cà phê Cộng 222A Đội Cấn mà mang tính hệ thống. Theo tìm hiểu của PV Phapluetnet tại các cửa hàng cà phê Cộng thuộc Công ty TNHH Cộng cà phê ở các địa chỉ như: 101 Hoàng Cầu, quận Đống Đa; cửa hàng TT3, Linh Đàm, quận Hoàng Mai… Tại các cửa hàng trên, PV ghi nhận đều bán các loại đồ ăn được gắn mác Cộng như: hạt hướng dương, thịt bò khô, hoa quả sấy…. Tuy nhiên, trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty TNHH Cộng cà phê không có tên ngành, nghề kinh doanh liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm nói trên. Do đó, không hiểu sản phẩm trên do đơn vị nào sản xuất, nếu khách hàng bị ảnh hưởng tới sức khỏe ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

SP Cong(1)

Sản phẩm mang thương hiệu Cộng cà phê. Ảnh: Phapluatnet. 

Để làm rõ nội dung trên, ngày 4-5, PV Phapluatnet đã gửi câu hỏi đến Công ty TNHH Cộng cà phê đề nghị cho biết sản phẩm công ty cung cấp trên thị trường đã được cấp giấy xác nhận công bố dành cho sản phẩm phù hợp với quy định ATTP, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm do các cơ quan chức năng cấp hay không; hiện tại cơ quan sản xuất, nhà máy, cửa hàng kinh doanh nằm trong hệ thống của công ty có đảm bảo đủ tiêu chuẩn về VSATTP và được cấp phép đủ điều kiện ATTP theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế…

Tuy nhiên, ngày 8-5, trong thông tin phản hồi với PV qua địa chỉ email “[email protected]”, ông Phùng Đức Tuấn – Giám đốc vận hành Công ty TNHH Cộng Cà phê lại không hề đề cập đến việc trả lời các nội dung PV cần xác minh, tìm hiểu xung quanh các vấn đề pháp lý của công ty mà chỉ khẳng định: " Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra tại cửa hàng Cộng Cà phê Linh Đàm cũng như chưa ghi nhận phản ánh trực tiếp nào từ khách hàng".

Nhưng điều dư luận người tiêu dùng, các đối tác có ý định hợp tác trong tương lai với Cà phê Cộng cho rằng, với cách bưng bít thông tin như hiện nay, đồng nghĩa với việc "phủi" trách nhiệm với quyền lợi người tiêu dùng, cũng như thiếu trách nhiệm đối với các của hàng đã ký kết nhượng quyền với công ty hay không?

Trước đó, theo phản ánh của bạn đọc Phapluatnet, một số khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm kẹo lạc, bánh đậu xanh của Cà phê Cộng có biểu hiện bị đau bụng, đi ngoài. Cụ thể, chị T (Hoàn Kiếm, Hà Nội): “Ngày 27/04/2017, tôi cùng bạn bè đi uống nước ở quán cà phê Cộng tại số 6, dãy A, TT3 Linh Đàm. Qua lời giới thiệu của nhân viên cửa hàng, tôi có gọi thêm hướng dương, kẹo lạc và bánh đậu xanh trong menu đồ ăn vặt để cùng ăn với bạn bè. Sau khi ra về không lâu, tôi bắt đầu có những biểu hiện khó chịu, buồn nôn, đau bụng dữ dội và đi ngoài. Đồng thời, người bạn của tôi tên H cũng có biểu hiện như trên. Cũng may sau khi đi thăm khám thì được bác sĩ thông báo rằng mới chỉ bị ngộ độc nhẹ và sử dụng thuốc là sẽ không sao”.

Theo Phapluatnet

Tin khác

Pháp luật 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 17 giờ trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Tại Tọa đàm Luật Sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Vision & Associates) - thành viên của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mang tới nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống pháp luật về xác nhận quyền đối với nhãn hiệu.