SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Buôn bán động vật hoang dã quý hiếm: Xử nghiêm sao vẫn sôi động?

11:00, 27/08/2017
Từ lâu, Việt Nam được xem là thị trường “nóng” về tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) trong khu vực. Trước tình trạng vận chuyển, buôn bán, tàng trữ ĐVHD đang diễn biến hết sức phức tạp, dư luận cho rằng mức xử phạt cho các đối tượng này chưa tương xứng với hành vi phạm tội.

Diến biến phức tạp

Thời gian qua, các ban, ngành chức năng đã nỗ lực rất nhiều trong công tác ngăn chặn hành vi buôn bán ĐVHD. Nhiều vụ vận chuyển, tiêu thụ ĐVHD lớn đã được triển khai và triệt phá thành công. Theo ghi nhận, gần đây lực lượng kiểm soát Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 31 vụ liên quan đến mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD và các sản phẩm liên quan. 

Trong đó, đơn vị này đã đấu tranh triệt phá nhiều vụ vận chuyển trái phép ĐVHD với số lượng lớn như: vụ vận chuyển trái phép 137,5kg ngà voi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi (vòng, hạt) từ Ăngola về Nội Bài, vụ vận chuyển trái phép 9.052kg vỏ mai đồi mồi, 1.345kg tắc kè, 16kg đồi mồi sống từ Indonesia về cảng Hải An, Hải Phòng; vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép 300kg gỗ trắc từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay, Quảng Trị… 

Trước sự vào cuộc mạnh mẽ, tình hình buôn bán ĐVHD đã có những chuyển biến tích cực. Theo một thống kê của Cục Kiểm lâm, gần đây số lượng các vụ vi phạm trong mua bán, vận chuyển, tiêu thụ ĐVHD có xu hướng giảm từ 459 vụ năm 2014 xuống còn 295 vụ năm 2015 và 256 vụ năm 2016. Tuy nhiên, qua những vụ việc đơn vị này cũng chỉ ra rằng, tình hình phạm tội trong lĩnh vực buôn bán ĐVHD vẫn diễn biến rất phức tạp. Minh chứng là, nhiều đối tượng tội phạm đã sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Wechat… để thực hiện các giao dịch buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, kiểm soát. 

Ngoài ra, không ít đối tượng lựa chọn Việt Nam là điểm trung chuyển trên cả ba tuyến đường biển, đường bộ và đường hàng không. Vụ thu giữ 36kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh và một số sản phẩm từ ĐVHD do đối tượng Nguyễn Mậu Chiến (SN 1970) và Nguyễn Văn Tùng (SN 1983) là một ví dụ. Theo khai nhận từ các đối tượng, số hàng trên được vận chuyển trót lọt qua nhiều điểm trung chuyển như Nam Phi, Malaysia, TP Hồ Chí Minh… và đến khi chúng vận chuyển bằng tàu hỏa ra Hà Nội để tiêu thụ thì bị cơ quan điều tra bắt giữ. Dù vậy, có một điểm đáng mừng từ vụ việc này là, chỉ sau chưa đầy hai tuần kể từ khi bị bắt, các đối tượng đã bị cơ quan chức năng khởi tố. 

8_EWAM.jpg

 

Xử lý nghiêm để răn đe

Có thể khẳng định, một trong những biện pháp chặn hiệu quả hành vi buôn bán ĐVHD là công tác xử phạt nghiêm minh. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện loại tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại, đe dọa các loài động vật trong Sách Đỏ vẫn chưa được coi là phạm tội nghiêm trọng. 

Chẳng hạn, theo Điều 190 Bộ luật Hình sự, hình phạt cao nhất cho tội phạm về ĐVHD là 7 năm tù. Thậm chí, không ít trường hợp việc sát hại ĐVHD chỉ áp dụng mức phạt hành chính theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP. Trường hợp của Chu Văn Cường và Lê Bá Thuận (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) là một ví dụ. Sau khi đăng ảnh giết khỉ lên Facebook, Hạt Kiểm lâm thị xã Hoàng Mai đã đến kiểm tra và tiến hành xử phạt Chu Văn Cường 5,25 triệu đồng về hành vi nuôi ĐVHD trái phép. Còn đối với hành vi “mua động vật hoang dã trái phép” và “giết động vật hoang dã trái phép”, Lê Bá Thuận bị xử phạt hành chính với số tiền 12,7 triệu đồng. 

Cần phải khẳng định, việc các cơ quan chức năng đã áp dụng Nghị định 157/2013/NĐ-CP để xử phạt hành chính thay vì điều 190 Bộ luật Hình sự hoàn toàn không sai nhưng rõ ràng, mức phạt trên chưa đủ tính răn đe. 

Chỉ cần làm phép tính đơn giản, với mỗi kg ngà voi ở Việt Nam có giá 5.000 - 7.000 USD, còn ở một số nước khác mỗi đôi ngà voi có giá 40.000 - 50.000 USD. Giá cả chênh lệch nên các đối tượng chỉ cần trót lọt vài vụ buôn bán ngà voi, tê tê… mức thu lời sẽ là “siêu lợi nhuận”. Với mức lợi nhuận “khủng” từ buôn bán ĐVHD, nhiều ý kiến cho rằng cần phải xử lý như tội buôn ma tuý. Bởi nếu coi sản phẩm ĐVHD có tính chất ảnh hưởng nguy hiểm như ma túy, thì bất kể hành động nào liên quan đến ĐVHD như mua, bán, sử dụng đều coi là vi phạm thì sẽ cải thiện rất nhiều trong việc xử lý vấn nạn buôn bán ĐVHD hiện nay. 

Liên quan đến công tác phòng chống cũng như ngăn chặn hành vi buôn bán ĐVHD, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Quản lý dự án của Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên- WWF tại Việt Nam cho rằng, để hoạt động trên thực sự đem lại hiệu quả, trước mắt các ngành chức năng cần sớm tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng tới người dân. “Hiệu quả thực thi pháp luật đáng phải bàn nhiều nếu Việt Nam không thực sự bắt tay vào cuộc nhanh hơn, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật tốt hơn thì mức độ tuyệt chủng các loài ĐVHD sẽ rất lớn, con cháu chúng ta sẽ không có cơ hội được nhìn thấy các loài này trong tự nhiên nữa” - bà Nguyễn Đào Ngọc Vân cảnh báo. 

Theo Pháp luật Việt Nam

Tin khác

Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Ủy ban Châu Âu cho biết, cuộc điều tra đối với Alphabet được mở ra do tập đoàn này không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) khi đưa ra những chỉ đạo trong Google Play và tự ưu tiên hiển thị trên Google Tìm kiếm. Ngoài ra, EU cũng tiến hành điều tra tương tự với Meta và Apple.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) cho biết bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...