SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Tạo ra phôi thai mà không cần trứng và tinh trùng

10:10, 05/05/2018
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học Hà Lan đã thành công trong việc tạo ra phôi thai không cần có trứng và tinh trùng. Tuy nhiên nhiều người đang phản đối nghiên cứu này vì lo ngại nó sẽ tạo một cách mới để nhân bản vô tính.

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Đại học Maastricht, Hà Lan. Họ kết hợp hai loại tế bào gốc lấy từ chuột. Sau khi kết hợp trong đĩa thí nghiệm, chúng phát triển thành phôi thai giai đoạn đầu gọi là túi phôi (khối cầu rỗng chứa nhiều tế bào) và được cấy vào tử cung chuột. Lúc đầu, các tế bào kích thích thay đổi trong tử cung giống như phôi thai bình thường 3,5 ngày tuổi, nhưng bị hỏng sau đó. Mục đích sử dụng chính của những phôi thai này là để thử nghiệm thuốc và nghiên cứu chứng vô sinh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Nhóm nghiên cứu kỳ vọng trong vòng 3 năm tới, họ có thể hoàn chỉnh công nghệ và cho phép tạo ra một con chuột mà không cần sử dụng trứng hay tinh trùng.

“Phôi thai rất quý vì thế không thể sử dụng tùy tiện để thử nghiệm thuốc, chúng ta không có nhiều phôi thai cho việc này. Với số lượng lớn phôi được tạo ra, chúng sẽ cho phép thử nghiệm thuốc điều trị vô sinh trong tương lai”, giáo sư Nicholas Rivron, một trong những tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Maastricht (Hà Lan), cho biết.

phoi thai

 Bước tiến y học: Tạo ra phôi thai mà không cần trứng và tinh trùng

Giáo sư Rivron cũng nói thêm rằng ông và cộng sự chưa tìm ra nguyên nhân cấy ghép túi phôi thất bại. "Chúng trông cực giống túi phôi thông thường và sản sinh nhiều loại tế bào. Tuy nhiên, các tế bào không được tổ chức hoàn chỉnh. Chúng giống như phôi thai bị gián đoạn", giáo sư Rivron chia sẻ.

Có thể thấy, công nghệ này đã mở ra nguồn cung phôi thai dồi dào cho y học nhưng những người phản đối nghiên cứu lại lo ngại nó sẽ tạo một cách mới để nhân bản vô tính, điều mà hiện đang bị cấm. Trước lo ngại này, giáo sư Rivron cũng nhấn mạnh công nghệ ông đang phát triển ít có khả năng được sử dụng bởi một quốc gia để sản xuất đội quân nhân bản bởi họ không có chuyên môn khoa học để tiến hành.

Giáo sư Robin Lovell-Badge ở Viện Francis Crick cũng thừa nhận đây là nghiên cứu đột phá, nhưng điều may mắn là thí nghiệm không xảy ra ở người.

Thanh Tú

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
Đồng hồ thông minh đã dần trở thành phụ kiện trang sức không thể thiếu đối với nhiều người dùng. Mới đây, Xiaomi Watch 2 đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc với rất nhiều điểm đáng chú ý. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng mẫu đồng hồ đeo tay còn là một sản phẩm đáng mong chờ hơn cả phiên bản Pro.
Đời sống sáng tạo 12 giờ trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - iPhone 16 Pro được nâng cao hiệu suất với việc trang bị chip xử lý A18 Pro. Chip này không chỉ đem lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn hỗ trợ hệ thống tản nhiệt tiên tiến.