SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Phát triển thành công gan nhân tạo bằng phương pháp cấy ghép mới

14:00, 05/11/2017
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học của công ty Miromatrix, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra các bộ phận cấy ghép cần thiết, phát triển thành công bộ gan nhân tạo. Bước tiến y học này đang nhận được sự chú ý lớn.

Các nhà khoa học từng có ý định cấy ghép gan lợn vào gan người. Tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa đem lại hiệu quả bởi việc hòa tan cả một cơ quan nguyên vẹn là điều không dễ dàng và nó mới chỉ được nghiên cứu chủ yếu trên các mô nhỏ hoặc mỏng như da.

Để loại bỏ được những vấn đề của phương pháp trên, các nhà khoa học của công ty Miromatrix, Mỹ đã quyết định tìm ra phương pháp mới để sản xuất các cơ quan cấy ghép, tạo ra một lá gan nhân tạo. Phương pháp này đang được đánh giá rất cao bởi nó đã kết hợp được ưu điểm của cả 2 phương pháp hiện đại: biến đổi gen các cơ quan nội tạng lợn để không bị hệ miễn dịch của người được ghép đào thải và nuôi cấy mô từ tế bào gốc.

buoc tien y hoc phat trien thanh cong gan nhan tao

 Bước tiến y học: Phát triển thành công gan nhân tạo bằng phương pháp cấy ghép mới

Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành loại bỏ tất cả các tế bào dư thừa từ lá gan của một con lợn bình thường, chỉ để lại bộ khung protein của cơ quan này và sau đó nạp các tế bào người vào thông qua các mạch máu của lá gan. Nhờ việc đưa các tế bào qua mạch máu mà chúng có thể thâm nhập vào khắp nơi của lá gan. Như vậy tất cả các tế bào đã được loại bỏ, chỉ để lại các protein cấu trúc giúp duy trì hình dạng của lá gan.

Qúa trình bơm đầy 3 loại tế bào mới: tế bào gan, tế bào ống mật và tế bào mạch máu và cấu trúc gan rỗng sẽ mất khoảng 24 giờ. Điểm đặc biệt, sau khi được bơm vào, các tế bào này sẽ tự động xếp đặt ở đúng vị trí của chúng bên trong khung gan.

Hiện tại, đó mới chỉ là một lá gan được phát triển từ tế bào lợn chứ không hẳn là gan người. Nhưng bước đầu tiên này có nghĩa là cơ quan nội tạng có thể được sử dụng để thử nghiệm trên lợn mà không có nguy cơ bị hệ thống miễn dịch của lợn đào thải.

Sau khi thành công bởi thử nghiệm này, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để có thể thí nghiệm với tế bào người. Theo dự kiến, trong vòng 3 năm nữa, công nghệ này sẽ được cấy ghép với gan người và được thử nghiệm trên các cơ quan tương thích.

Trong khi đó, một công ty khác, Công ty khởi nghiệp eGenesis, do George Church, một trong những nhà di truyền học hàng đầu ở Đại học Harvard thành lập, đang sử dụng công nghệ CRISPR để chỉnh sửa ADN lợn. Trước khi cấy ghép, các tế bào lợn được lọc sạch khỏi các virus và “người hóa” để hệ thống miễn dịch của con người không thải loại.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.