SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Phát hiện loại gel chữa lành tổn thương giác mạc mà không cần phẫu thuật

16:05, 29/04/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công một loại gel dính có thể làm liền vết thương hoặc vết loét trên giác mạc của mắt. Đây được xem là một bước tiến y học của nhân loại.

Loại gel nói trên chứa các hóa chất kích hoạt bằng ánh sáng, không chỉ có tác dụng làm liền vết thương mà còn giúp tái tạo phần tổn thương.

Đây là loại gel trong suốt, dẻo, dính khi đựng trong lọ thuốc hoặc xilanh, nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian ngắn sẽ rắn lại để thích hợp với các đặc tính của giác mạc nguyên thủy, và các tế bào giác mạc sẽ dần phát triển hòa vào gel dính.

Trong nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học sử dụng gel bao phủ 20% vết thương giác mạc rộng 3 mm và chiếu sáng trong 4 phút để gel gắn chắc vào vết thương.

Một ngày sau đó, các nhà khoa học quan sát thấy bề mặt của mắt trong suốt, mịn và không bị viêm. Theo thời gian, các mô đã được tái tạo và các mô mới rất ít khác biệt so với mô nguyên thủy.

buoc tien y hoc

 Bước tiến y học: Phát hiện loại gel chữa lành tổn thương giác mạc mà không cần phẫu thuật

Các nhà khoa học dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để áp dụng công nghệ này với các bệnh nhân trong khoảng một năm tới. 

Trước đó, các nhà khoa học cũng đã tìm ra phương pháp chữa mù bằng vàng và titanium.

Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu từ Đại học Fudan Thượng Hải đã khôi phục thành công lại thị lực của những con chuột khiếm thị bằng cách cấy ghép các tế bào quang điện nhân tạo trực tiếp vào mắt của chúng.

Tế bào quang điện nhân tạo được tạo ra từ các dây nano titanium dioxide phủ các hạt nano vàng, các bộ cảm biến quang điện sẽ tạo ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh sáng, điều này sẽ kích thích các nơ-ron lân cận để khôi phục phản ứng trực quan.

Để có thể kiểm tra tính hiệu quả của thụ thể nhân tạo, các nhà khoa học đã biến đổi tế bào gốc của những chú chuột tham gia thí nghiệm để các thụ thể tự nhiên thoái hóa đi. Sau đó, họ tiến hành cấy ghép và quan sát kỹ lưỡng phản ứng của chuột khi gặp ánh sáng màu xanh lá, xanh dương và tia cực tím. Lúc này, đồng tử chuột giãn ra, xác nhận các thụ cảm quang học mới đang hoạt động và phản hồi lại với ánh sáng đang chiếu. Sau tám tuần hậu phẫu thuật, không có bất kỳ con chuột nào có những biểu hiện tiêu cực hay tổn thương do không tương thích với cơ quan mới được ghép.

Hạ Linh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) mới đây đã phát đi thông tin triệu hồi đối với mẫu xe điện bán tải ấn tượng của Tesla. Nguyên nhân được thông báo là do bộ phận bàn đạp ga bị lỗi có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.