SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Những đột phá mới trong điều trị bệnh suy thận

10:01, 22/02/2019
(SHTT) - Suy thận là một trong những căn bệnh nguy hiểm hiện nay vì vậy các chuyên gia đang từng ngày nghiên cứu ra những đột phá mới trong điều trị căn bệnh này.

Đột phá mới trong điều trị bệnh suy thận: Phát triển thành công thận nhân tạo 

Thận là cơ quan tuyệt vời trong cơ thể, giúp làm sạch máu và thải bỏ chất thải khỏi cơ thể. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 150 lít máu để tạo ra 1-2 lít nước tiểu. Ghép thận là phương pháp điều trị tốt nhất cho suy thận giai đoạn cuối nhưng nhu cầu về nội tạng lớn hơn rất nhiều so với nguồn cung cấp, cộng với chi phí đắt đỏ nên nhiều người bệnh phải chạy thận để duy trì sự sống.

William H. Fissell IV - Chuyên gia về thận và Phó Giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế, Đại học Vanderbilt ở Nashville nói: "Chúng tôi đang tạo ra một thiết bị sinh học có chức năng tương tự một quả thận giúp loại bỏ chất thải, muối và nước để điều trị suy thận hiệu quả".

than nhan tao

 

Thận nhân tạo có chứa các bộ lọc vi mạch và các tế bào thận sống. Microchip sử dụng công nghệ nano silicon tương tự như microchip được sử dụng trong ngành công nghiệp vi điện tử máy tính. Các tế bào thận được nuôi dưỡng trong đĩa thí nghiệm, sau đó gắn vào thiết bị thận nhân tạo.

Giáo sư Fissell nói rằng, các chip này không đắt tiền. Mỗi thiết bị sẽ chứa khoảng 15 microchip. Mỗi bộ vi lọc sẽ là khung nâng đỡ cho một màng tế bào thận sống có chức năng như một quả thận. Thiết bị không đòi hỏi nguồn năng lượng vì nó sử dụng năng lượng của tim bệnh nhân - áp lực tự nhiên của máu để đẩy máu qua các bộ lọc.

Để giải quyết nguy cơ đông máu và tổn hại tế bào, các nhà nghiên cứu đã kết hợp với kỹ sư y sinh để giải quyết vấn đề. Các quả thận nhân tạo này sẽ tạo ra một bước đột phá mới để điều trị suy thận nói riêng và các loại bệnh thận mạn tính khác nói chung.

Đột phá mới trong điều trị bệnh suy thận: Khám phá ra cách 'khóa' enzyme gây bệnh thận

Hi vọng điều trị căn bệnh hiểm nghèo suy thận đang được mở ra sau khi các nhà khoa học phát hiện cơ chế gây bệnh: Những bọng máu siêu siêu nhỏ, nhỏ hơn sợi tóc tới 1.000 lần, vận chuyển một enzyme gây xơ hóa thận, khởi đầu các bệnh lý trầm trọng như suy thận.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ tiên phong để phát hiện tất cả các protein liên quan đến TG2 trong điều kiện mô phỏng bệnh thận.

dot pha trong dieu tri suy than

 

Sau đó, họ xác định TG2 rời khỏi các tế bào thận để liên kết với các protein như collagen và fibronectin, dẫn đến xơ hóa. Các enzyme gây hại này được vận chuyển thông qua các bọng máu siêu siêu nhỏ.

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này thông qua kiểm tra nước tiểu của 10 bệnh nhân thận.

Elaine Davies, giám đốc các hoạt động nghiên cứu tại Đại học Kidney Research, tài trợ cho nghiên cứu này, hy vọng nó có thể cách mạng hóa việc điều trị. Bà nói: "Suy thận là mối đe dọa đến mạng sống, thận không thể hoạt động bình thường khi bị sẹo”.

"Nghiên cứu về cơ chế sinh học này giúp chúng tôi xây dựng sự hiểu biết của chúng tôi về vết sẹo (xơ hóa – ND)" – bà cho biết. Bà Davies nói thêm rằng nghiên cứu sẽ "giúp chúng tôi tìm ra điểm xuất phát” của tình trạng xơ hóa thận – căn nguyên gây bệnh.

 Đột phá mới trong điều trị bệnh suy thận: Lọc màng bụng

Nói theo cách đơn giản, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hóa, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi.

Có 2 phương pháp lọc màng bụng là lọc màng bụng liên tục và lọc màng bụng tự động bằng máy.

Để thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được phẫu thuật đặt ống thông (catheter) và được hướng dẫn tỉ mỉ cách tự lọc màng bụng.

Ưu điểm chính của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện và áp dụng cho nhiều nơi. Trong khi bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải đến bệnh viện 15-16 lần mỗi tháng thì những người lọc màng bụng chỉ phải có mặt mỗi tháng một lần để kiểm tra và lấy dịch lọc. Điều này rất quan trọng với những người ở xa trung tâm y tế, xa nơi có điều kiện chạy thận nhân tạo.

Khi được chỉ định phương pháp này, bác sĩ và y tá sẽ chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân cách tự lọc màng bụng. Khi đã thuần thục các kỹ năng cần thiết, bệnh nhân có thể về nhà tự điều trị.

Với phương pháp lọc màng bụng, bệnh nhân không phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt như khi lọc máu bằng các phương pháp khác, ít xảy ra biến động huyết áp và không cần sử dụng kim tiêm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối việc giữ gìn vệ sinh để tránh xảy ra nhiễm trùng.

Đột phá mới trong điều trị bệnh suy thận: Kỹ thuật khử độ mẫn cảm

Đối với những bệnh nhân suy thận, chờ đợi một một quả thận ghép phù hợp sẽ là một hành trình kéo dài gian nan và không ít đau đớn. Những quả thận không phù hợp sẽ bị coi là “ngoại lai” và cơ thể họ sẽ tự đào thải để giết chết chúng. Điều này có thể xảy ra, ngay cả khi thận hiến lấy từ người thân hoặc có cùng huyết thống.

“Khử độ mẫn cảm” hoạt động bằng cách thay đổi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Họ sẽ được lọc kháng thể của chính mình ra khỏi máu. Sau đó, các bác sĩ cung cấp trở lại một loại kháng thể khác cho phép cơ thể duy trì sự tự bảo vệ. Đồng thời lúc đó, hệ miễn dịch của bệnh nhân tái tạo lại những kháng thể mới cho riêng mình.

dot pha trong dieu tri suy than 2

 

Về cơ bản "khử độ mẫn cảm" khởi động lại mạng lưới kháng thể, làm cho chúng không còn từ chối một cơ quan cấy ghép ngoại lai. Cơ chế chính xác của quá trình này chưa được giải thích cụ thể. Tuy nhiên, nó đã hoạt động trên những bệnh nhân suốt 8 năm qua.

Dữ liệu được thu thập từ hơn 2.000 bệnh nhân tại 22 cơ sở y tế. Có đến 76,5% bệnh nhân trải qua kỹ thuật “khử độ mẫn cảm” còn sống sau 8 năm, mặc dù họ được cấy ghép những quả thận không phù hợp. Con số là tích cực hơn so với chỉ 62,9 % bệnh nhân đang trong danh sách chờ đợi ghép thận, hoặc bắt buộc phải nhận một quả thận từ người hiến đã chết.

Thanh Hải

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.