SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Bóng đá Việt Nam ngấm đòn khủng hoảng kinh tế

09:19, 16/07/2012
- Chủ tịch CLB bóng đá hạng nhất TP.HCM, chua xót nói: “Tôi đã bán hai chiếc xe hơi, cầm cố hai cái cũ để lấy tiền nuôi đội bóng. Một mùa chúng tôi phải tiêu tốn tối thiểu chừng 20 tỉ đồng.

Thậm chí phó chủ tịch hội đồng quản trị VPF Nguyễn Đức Kiên trao đổi với báo chí tại TP.HCM trong mùa Euro 2012 từng cho biết có đến ba doanh nghiệp muốn rút khỏi bóng đá giữa mùa giải 2012, nhưng nhờ ông thuyết phục mà cố gắng duy trì đội bóng.

Dù còn sáu vòng đấu nữa mùa giải 2012 mới kết thúc nhưng một vài CLB đã vội thanh lý hợp đồng với cầu thủ để giảm quân số, thậm chí để bớt cầu thủ ở nhà mỗi khi đi thi đấu sân khách nhằm tiết kiệm chi phí. Một số cầu thủ cho biết họ bị CLB chậm trả lương hoặc nợ lương.

Thắt lưng buộc bụng



Nợ và nỗi lo tiêu cực

Ông Nguyễn Chí Kiên, chủ tịch CLB bóng đá hạng nhất TP.HCM, chua xót nói: “Tôi đã bán hai chiếc xe hơi, cầm cố hai cái cũ để lấy tiền nuôi đội bóng. Theo tính toán, một mùa chúng tôi phải tiêu tốn tối thiểu chừng 20 tỉ đồng.

Tuy nhiên ngoài 5 tỉ đồng được Sacombank hỗ trợ và 5 tỉ đồng đi kêu gọi được các nơi thì giờ không còn đồng nào. Cầu thủ bị nợ lương nhiều tháng nay và họ chỉ được ăn cơm để thi đấu. Ngoại binh của CLB, tiền lót tay từ đầu mùa đến giờ vẫn chưa được nhận đồng nào. Cách đây vài hôm, tôi thanh lý hợp đồng với một ngoại binh để họ về nước dù từ đầu mùa họ chưa nhận được tiền lót tay và CLB còn nợ anh ta hơn một tháng rưỡi lương. Kinh tế khó khăn quá, nếu địa phương không hỗ trợ chắc chúng tôi chết mất. Tôi chỉ e vì không có tiền mà cầu thủ sẽ tìm cách kiếm tiền bằng những hành vi thiếu đạo đức”.

K.X.

 Một lãnh đạo CLB tại V-League nói với Tuổi Trẻ chuyện nợ lương hoặc chậm lương vài tuần với các CLB là chuyện thường, “ngay CLB của tôi làm trong ngành vật liệu xây dựng cũng có lúc nợ lương như thời gian vừa rồi. Nhưng đây là tình hình chung chứ không có gì đặc biệt cả vì kinh tế khó khăn, công nhân nhiều nhà máy còn không có việc mà làm”.

 Tháng 6-2012, CLB K.Khánh Hòa đã thanh lý hợp đồng sớm với ba cầu thủ Nguyễn Mạnh Tú, Trần Duy Quang, Adejala A.Adewale với nhiều lý do khác nhau. Một trong những cầu thủ này cho biết: “Mỗi người bị thanh lý hợp đồng sớm một kiểu. Tôi nghe nói CLB chỉ trả 10 triệu đồng/tháng lương cho hai tháng còn lại khi CLB kết thúc hợp đồng sớm với tôi. Trong khi đó lương bình thường của tôi ở đội cũng hơn 20 triệu đồng/tháng. Chưa kể khi thanh lý hợp đồng, CLB còn yêu cầu tôi trả lại trang phục thi đấu”.

Một năm trước, chỉ tính riêng tiền chuyển nhượng, CLB Navibank Sài Gòn đã bỏ ra không dưới 50 tỉ đồng để mua về một loạt ngôi sao như Tài Em, Quang Hải, Được Em... Nhưng giờ đây, các cầu thủ của họ lại đang phải than khốn khó do tiền lương bị trả chậm (ngày 15-20 mới trả thay vì ngày 5 như trước đây) và tiền thưởng đang bị nợ đến sáu trận (cầu thủ đá chính loại A cũng được khoảng 70 triệu đồng/người).

Chủ tịch CLB Navibank Sài Gòn Nguyễn Vĩnh Thọ thừa nhận khủng hoảng kinh tế khiến tình hình đầu tư vào đội bóng bị ảnh hưởng. Ông nói: “Hiện chúng tôi phải tiết kiệm tối đa. Tiền vé máy bay tăng cao khiến ngân quỹ dành cho đội khi thi đấu xa cũng bị đội lên rất nhiều. Mỗi tháng chúng tôi phải bỏ ra hơn 3 tỉ đồng cho đội bóng hoạt động, trong đó tiền lương khoảng 1,5 tỉ đồng nên việc xoay tiền chậm là không thể tránh khỏi. Về khoản nợ thưởng, chúng tôi cố gắng giải quyết dứt điểm ngay trong tháng này”.

Một đại diện khác của TP.HCM là CLB Sài Gòn Xuân Thành vốn nổi như cồn về khoản tiêu tiền (hơn 100 tỉ đồng trong gần hai năm qua) giờ cũng lâm vào tình trạng nợ lương và buộc phải thực hiện chế độ tiết kiệm tối đa. Theo đó, mỗi trận đấu ở xa, đội chỉ đem theo 19 cầu thủ cùng ba người trong ban huấn luyện để đỡ tiền vé máy bay, ăn ở khách sạn. Về chuyện lương, dù cố gắng nhưng CLB vẫn chỉ giảm nợ từ hơn hai tháng xuống còn nợ một tháng để cầu thủ có động lực thi đấu. Ngoài ra, việc kiếm tiền để tái ký với năm cầu thủ sắp hết hợp đồng vào cuối mùa bóng, trong đó có ba trụ cột Huỳnh Kesley, Trọng Bình, Văn Tuấn, cũng là điều nan giải.

Cầu thủ hạ giá

Ông Nguyễn Hồng Thanh, chủ tịch CLB Sông Lam Nghệ An, nhận định chắc chắn thị trường chuyển nhượng cầu thủ khi mùa bóng 2012 kết thúc sẽ rất trầm lắng. Ông Thanh cho biết: “Tháng 8 tới đây, Trọng Hoàng cùng vài cầu thủ khác sẽ kết thúc hợp đồng với Sông Lam Nghệ An. CLB gặp Hoàng để đàm phán và đã đạt được thỏa thuận với giá cả phải chăng. Tôi cho rằng sẽ không còn chuyện cạnh tranh không lành mạnh giữa CLB để đẩy giá cầu thủ lên trời. Và cầu thủ “phải trở về mặt đất” với giá trị thực của họ”.

Còn theo ông Phạm Văn Lệ - giám đốc điều hành CLB V.Ninh Bình, đến cuối mùa giải 2012, dù CLB không có cầu thủ nào cần phải gia hạn hợp đồng, tuy nhiên đã có vài cầu thủ gặp ban lãnh đạo CLB đề nghị gia hạn hợp đồng sớm. Ông Lệ nói: “Một số cầu thủ đã về CLB trước đây cũng không được trả tiền lót tay theo kiểu một cục mà CLB chỉ trả tiền lót tay và lương theo giai đoạn thi đấu để cầu thủ phải cam kết thi đấu tốt với đồng tiền họ đã được nhận. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tôi tin cầu thủ đã hiểu được giá trị của họ đến đâu”.

Có ít nhất 5-6 cầu thủ của CLB Hà Nội T&T sẽ hết hạn hợp đồng với CLB vào tháng 8 là Cristiano, Ngọc Duy, Quốc Long, Văn Biển, Hồng Tiến, Duy Nam. Khẳng định với Tuổi Trẻ chiều 14-7, chủ tịch CLB Hà Nội T&T Nguyễn Quốc Hội cho biết đã đạt được thỏa thuận với hầu hết cầu thủ trên về việc gia hạn hợp đồng vào mùa bóng 2013, với giá trị hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá hợp đồng của những năm trước.

Còn theo giám đốc điều hành kiêm HLV trưởng CLB Sài Gòn Xuân Thành Trần Tiến Đại: “Chúng tôi chắc chắn không thể trả phí chuyển nhượng cao như trước. Tôi nghĩ đã đến lúc bóng đá VN cần làm một cuộc cách mạng về tiền lương qua việc trả lương tuần như bóng đá thế giới đang làm. Nếu không sẽ khó trụ lại trong bối cảnh kinh tế như hiện nay”.

Bóng đá VN đã ngấm đòn khủng hoảng kinh tế.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.