Bộ Y tế công bố danh mục 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng
Thông tư 27 sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 20 như sau: Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được công bố theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cũng tại Thông tư 27 nêu rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải lập hồ sơ đề nghị mua thuốc theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, khoản 23 Điều 4 và khoản 33 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP và gửi đến Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở hoặc Cục Quân y Bộ Quốc phòng để xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và khoản 34 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP trước khi mua các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2025. Các hồ sơ nộp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ; trừ trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép.
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc được công bố để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc nhập khẩu được áp dụng theo Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực tại văn bản hướng dẫn có hiệu lực tại thời điểm hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu.
Liên quan đến Thông tư 27, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2025.
Theo đó danh mục này gồm 78 dược chất, thuốc chứa dược chất trong bảng dưới đây:
TT | Dược chất/Thuốc chứa dược chất |
19 Nor-testosteron (tên gọi khác là Nandrolon) | |
Amifloxacin | |
Aristolochia | |
Azathioprin | |
Bacitracin Zn (Kẽm bacitracin) | |
Balofloxacin | |
Benznidazol | |
Besifloxacin | |
Bleomycin | |
10 | Carbuterol |
11 | Chloramphenicol (Cloramphenicol) |
12 | Chlorotrianisene (Clorotrianisen) |
13 | Chlorpromazine (Clorpromazin) |
14 | Ciprofloxacin |
15 | Clenbuterol |
16 | Clomifen |
17 | Colchicin |
18 | Cysteamin (Mercaptamine) |
19 | Dalbavancin |
20 | Dapson |
21 | Delafloxacin |
22 | Dienestrol |
23 | Diethylstilbestrol (DES) |
24 | Enoxacin |
25 | Fenoterol |
26 | Fexinidazol |
27 | Fleroxacin |
28 | Furazidin |
29 | Furazolidon |
30 | Garenoxacin |
31 | Gatifloxacin |
32 | Gemifloxacin |
33 | Hợp chất Cadmi (Cadmium compound) |
34 | Isoxsuprin |
35 | Levofloxacin |
36 | Lindan (BHC) |
37 | Lomefloxacin |
38 | Methyltestosteron |
39 | Metronidazol |
40 | Moxifloxacin |
41 | Nadifloxacin |
42 | Nifuratel |
43 | Nifuroxazid |
44 | Nifuroxim |
45 | Nifurtimox |
46 | Nifurtoinol |
47 | Nimorazol |
48 | Nitrofurantoin |
49 | Nitrofurazon |
50 | Norfloxacin |
51 | Norvancomycin |
52 | Ofloxacin |
53 | Oritavancin |
54 | Ornidazol |
55 | Ospemifen |
56 | Pazufloxacin |
57 | Pefloxacin |
58 | Pretomanid |
59 | Prulifloxacin |
60 | Raloxifen |
61 | Ramoplanin |
62 | Rufloxacin |
63 | Salbutamol |
64 | Selenium (Se) |
65 | Secnidazol |
66 | Sitafloxacin |
67 | Sparfloxacin |
68 | Tamoxifen |
69 | Telavancin |
70 | Teicoplanin |
71 | Terbutalin |
72 | Tinidazol |
73 | Tím tinh thể (Tims gentian, Gentian Violet, Crystal violet) |
74 | Thủy ngân (Mercury) |
75 | Toremifen |
76 | Tosufloxacin |
77 | Trovafloxacin |
78 | Vancomycin |