Bộ Y tế cảnh báo: Bếp ăn tập thể quy mô hàng nghìn suất có nguy cơ ngộ độc
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký nêu rõ, trong thời gian vừa qua, công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học... với quy mô hàng nghìn suất ăn.
Cùng với đó, các đơn vị tổ chức diễn tập và chuẩn bị phương án xử lý, khắc phục hậu quả, sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu cho các bệnh nhân cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể.
Ngoài ra, các đơn vị hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể trên địa bàn xây dựng phương án phòng chống và xử lý khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và tự tổ chức diễn tập tình huống ngộ độc thực phẩm đông người tại cơ sở.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có văn bản về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với cơ quan chức năng liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Cùng với đó, đảm bảo an toàn cho bữa ăn học đường, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh, các Sở GDĐT phối hợp với ngành y tế đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các cơ sở giáo dục mầm non, tuyệt đối không thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, bữa ăn phải được nấu ấm nóng tại trường, đảm bảo các điều kiện ATTP.
Đối với các cấp học khác, Bộ GDĐT quy định, nhà trường có thể lựa chọn các hình thức hoạt động của bếp ăn trong trường học như bếp ăn do nhà trường trực tiếp quản lý, điều hành, bếp ăn do đơn vị cung cấp dịch vụ nấu tại trường và cung cấp cho học sinh hay đặt suất ăn từ đơn vị cung cấp dịch vụ từ bên ngoài.
Có thể thấy, mô hình nhà trường mua thực phẩm, tự tổ chức nhân sự nấu tại trường chủ yếu được áp dụng đối với các trường mầm non. Chức năng chính của các trường mầm non chính là nuôi dạy nên nhà trường có nhân sự biên chế cô nuôi. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính về ATTP và dinh dưỡng suất ăn cho các con, đơn vị cung cấp thực phẩm chỉ chịu trách nhiệm đối với chất lượng thực phẩm đã bàn giao cho nhà bếp.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương cần kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; đồng thời công khai hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng, thuốc và trang thiết bị để triển khai hiệu quả biện pháp điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; cấp cứu, điều trị kịp thời và bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân.
Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
Hữu Phúc
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- Báo giá bột rửa bát rẻ nhất 2024
- Báo giá viên rửa bát finish rẻ nhất 2024