SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Kinh tế số là động lực tăng trưởng mới

17:10, 20/07/2022
(SHTT) - Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ các chiến lược về bưu chính, về chính phủ số và về kinh tế số.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông đã có nhiều hoạt động nổi bật. Cụ thể về lĩnh vực bưu chính 6 tháng đầu năm, thị trường bưu chính vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trên 30% về doanh thu dịch vụ bưu chính, sản lượng bưu gửi so với cùng kỳ (ước đạt 27.000 tỷ đồng doanh thu, tương ứng 870 triệu bưu gửi).

Các doanh nghiệp bưu chính cơ bản tuân thủ tốt các quy định của pháp luật (không ghi nhận các khiếu nại nổi cộm của tổ chức, cá nhân về dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng). Bên cạnh đó, việc thực hiện báo cáo thống kê trực tuyến của những DNBC được lựa chọn khá tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Bộ Thông tin và Tuyền thông.

Về lĩnh vực viễn thông, Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp chặn dịch vụ của SIM có dấu hiệu được sử dụng, tham gia tuyên truyền cho các hành vi vi phạm pháp luật như game bài, cờ bạc, mua bán vật liệu nổ, văn bằng giả... theo đề nghị của Bộ Công an (Cục A05) và các doanh nghiệp đã chặn 1.043 SIM trong tổng số 1.465 (còn 430 SIM đã hủy/chuyển quyền/tái đấu nối/chuyển sang mạng khác).

bo truong nguyen manh hung

 

Đồng thời đã tổ chức cuộc họp với Bộ Công an và các doanh nghiệp viễn thông di động VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile) về xử lý các số điện thoại quảng cáo cho các hành vi vi phạm pháp luật và quy trình xử lý các thuê bao có khiếu nại.

 Thanh tra Bộ đã phối hợp với Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện và các đơn vị thuộc Bộ Công an xử lý các đối tượng sử dụng BTS giả mạo, phát tán tin nhắn rác. Thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tại địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết: "6 tháng mà ngành ta có tới 3 chiến lược quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành.. Đây là các chiến lược lĩnh vực. Chiến lược mà cho riêng từng lĩnh vực thì sẽ rõ ràng hơn và dễ làm hơn. Đó là các chiến lược về bưu chính, về chính phủ số và về kinh tế số. 

Chiến lược về bưu chính là sự tăng trưởng nhanh của bưu chính để 5 năm nữa bưu chính có thể to như viễn thông, là sử dụng công nghệ số mạnh mẽ trong hoạt động bưu chính, là khẳng định vai trò của hạ tầng bưu chính là hạ tầng logistics đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh hạ tầng viễn thông đảm bảo dòng chảy dữ liệu.

Chiến lược về chính phủ số là khẳng định kết thúc giai đoạn chính phủ điện tử với 100% dịch vụ công đủ điều kiện thì đưa lên trực tuyến, là bắt đầu của giai đoạn chuyển đổi số chính phủ, là bắt đầu của giai đoạn các dịch vụ số, là giai đoạn thay đổi cách vận hành của chính phủ dựa trên dữ liệu, dựa trên các công nghệ số, là chuyển đổi số để giải quyết các bài toán thiên niên kỷ. 

Chiến lược kinh tế số là khẳng định kinh tế số là động lực tăng trưởng mới, là sự chuyển đổi từ 80% kinh tế số dựa trên ICT thành 80% là dựa trên kinh tế số ngành, là sự nhấn mạnh vai trò của các nền tảng số Việt Nam, là sự thay đổi thể chế để chấp nhận các mô hình kinh doanh mới".

Từ năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông bắt đầu sửa khá nhiều luật liên quan đến lĩnh vực số. Đó là các luật về giao dịch điện tử, công nghiệp công nghệ số, tần số, viễn thông. Đây đều là các lĩnh vực nền tảng cho chuyển đổi số, cho sự phát triển số. "Các đơn vị trong ngành phải coi đây là việc của mình để nghiên cứu góp ý, tránh việc luật ra rồi, mang ra áp dụng thì mới phát hiện ra bất cập, khi ấy thì đã muộn, muốn sửa là mất nhiều năm", Bộ Trưởng nói.

Cũng theo Bộ Ttưởng Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2022, nhiều nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới (như mạng xã hội, phát thanh truyền hình OTT, quảng cáo) cũng sẽ được ban hành. Quản lý các nền tảng xuyên biên giới là một thách thức toàn cầu. Việc thiếu thể chế quản lý các nền tảng xuyên biên giới đã tạo ra một môi trường kinh doanh bất bình đẳng, còn gọi là sự bảo hộ ngược, giữa các nền tảng số trong nước và nước ngoài.

Các nghị định mới này là để thực hiện một nguyên lý rất căn bản là doanh nghiệp làm ăn ở đâu thì phải theo pháp luật ở đó. Nếu nói rộng ra thì là sự bảo vệ chủ quyền số quốc gia.

Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức được bổ sung chức năng nhiệm vụ mới về chuyển đổi số, công nghiệp công nghệ số, kinh tế số, nên bộ máy phải tổ chức lại cho phù hợp.

Trong 6 tháng cuối năm, ngành Thông tin và truyền thông tiếp tục thực hiện vai trò Cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số: tổ chức các phiên họp định kỳ của Ủy ban quốc gia; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ các khó khăn về thực hiện chuyển đổi số; xây dựng các báo cáo chuyên đề hàng tuần gửi các thành viên Ủy ban Quốc gia và gửi Ban chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành, địa phương.

Xây dựng và công bố báo cáo xếp hạng chỉ số chuyển đổi số năm 2021 của các bộ, ngành, địa phương (dự kiến trong tháng 7). Tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hướng tới mục tiêu: tỉ lệ DVCTT mức độ 3, 4 phát sinh hồ sơ đạt tối thiểu 50%, tỉ lệ hồ sơ trực tuyến đạt tối thiểu 50%.

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, tập trung vào phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương: hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, thông tin số liệu trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.