Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt: Cần đẩy mạnh ngành công nghệ sản xuất vật liệu
(SHTT) - Ngày 25/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hội thảo được tổ chức nhằm phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành công nghệ vật liệu của Việt Nam trong thời gian qua; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp vật liệu cũng như các mô hình, chính sách thí điểm, cách làm hay của địa phương, ngành/lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp vật liệu.
Đồng thời nhận diện bối cảnh, đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, cơ chế, chính sách để thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt: Cần đẩy mạnh ngành công nghệ sản xuất vật liệu
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã nhấn mạnh việc làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu là nền tảng cơ bản nhất để làm chủ sản xuất công nghiệp. Bộ trưởng cho rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều tập trung nguồn lực để phát triển các vật liệu có giá trị chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất.
Hiện nay, năng lực sản xuất của công nghiệp vật liệu nước ta vẫn còn nhỏ, năng suất và chất lượng còn nhiều hạn chế do đó phát triển ngành công nghiệp vật liệu càng là một đòi hỏi tất yếu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, vật liệu gang chế tạo đạt dưới 30%; vật liệu nhôm, vật liệu đồng khoảng 5%; hóa chất cho ngành nhựa, cao su vẫn phải nhập khẩu đến 70%; nguyên liệu cho ngành dệt may phải nhập khẩu gần 90% vải, 80% sợi...
Trong hoạt động khoa học và công nghệ, công nghệ vật liệu mới luôn được xác định là hướng nghiên cứu ưu tiên, được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Nghị quyết số 20- NQ/TW; Quyết định 418/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020...
Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN luôn chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo để góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực công nghiệp vật liệu nói riêng.
Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển riêng về vật liệu đã có 16/58 công nghệ ưu tiên (chiếm 27,5% tổng số) và 19/114 nhóm sản phẩm (chiếm 16,6% danh mục sản phẩm khuyến khích phát triển).
Trong hoạt động nghiên cứu, công nghệ vật liệu mới luôn được xác định là một trong 4 công nghệ cao được ưu tiên cùng với công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, và công nghệ tự động hoá. Từ năm 2001 đến nay, Bộ KH&CN đã bố trí riêng 01 Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển vật liệu mới. Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu, ứng dụng vật liệu cũng đã được ưu tiên lồng ghép trong các Chương trình KH&CN cấp quốc gia khác.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cũng cho biết: Phát triển công nghiệp vật liệu là vấn đề lớn đối với mọi quốc gia, nhất là đối với một đất nước đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Để thúc đẩy phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học và và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp vật liệu, ông Cao Đức Phát cho rằng: Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học và công nghệ về công nghiệp vật liệu. Đặc biệt, cần có cơ chế để phát huy cao năng lực của đội ngũ những người làm khoa học của các viện nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện để cả xã hội, trước hết là cộng đồng các doanh nghiệp tham gia.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, vật liệu công nghiệp là yếu tố có tính nền tảng, nguyên liệu đầu vào cho các thị trường sản xuất hàng hóa. Sản xuất vật liệu công nghiệp có quy mô càng lớn thì giá thành càng rẻ, lợi nhuận và giá trị gia tăng càng cao. Phát triển sản xuất vật liệu công nghiệp cũng sẽ góp phần giảm mạnh nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng thời, khắc phục được tình trạng xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô giá rẻ; tranh thủ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Một trong số những điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan là phải bảo đảm quy tắc xuất xứ, tự chủ được vật liệu. Có như vậy mới tạo ra được ưu thế lớn trong cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, về tổng thể thì năng lực sản xuất của công nghiệp vật liệu nước ta vẫn còn nhỏ, năng suất và chất lượng còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, tỷ lệ nội địa hóa sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo còn thấp, như vật liệu gang chế tạo (đạt dưới 30%); vật liệu nhôm, vật liệu đồng (khoảng 5%); hóa chất cho ngành nhựa, cao su vẫn phải nhập khẩu đến 70%; nguyên liệu cho ngành dệt may phải nhập khẩu gần 90% vải, 80% sợi… Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu.
Hải Châu
-
Tiến sĩ Việt phát triển công nghệ giúp phòng tránh ngộ độc khi ăn hàu sống
Huawei mua 90 bằng sáng chế smartphone quan trọng từ BlackBerry
Sinh viên Đại học Trà Vinh tận dụng vỏ tôm, cua sản xuất nhựa sinh học bảo vệ môi trường
Dự án Irecycle và những ý tưởng tái chế vì cuộc sống xanh
-
Tiến sĩ Việt phát triển công nghệ giúp phòng tránh ngộ độc khi ăn hàu sống
-
Huawei mua 90 bằng sáng chế smartphone quan trọng từ BlackBerry
-
Sinh viên Đại học Trà Vinh tận dụng vỏ tôm, cua sản xuất nhựa sinh học bảo vệ môi trường
-
Dự án Irecycle và những ý tưởng tái chế vì cuộc sống xanh
-
FPT Shop bán độc quyền Galaxy S21 Ultra 256GB giá 30,9 triệu đồng
-
Nghiên cứu viên Việt Nam giành giải thưởng quốc tế về nghiên cứu chuyển đổi số
-
Chân dung thầy giáo 9x tái chế rác thải thành đồ dùng học sinh
-
Tìm ra phương pháp đơn giản làm tăng giá trị của bột than thô
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Sáng 16/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể
-
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-15/1/2021
-
Công an xã Cẩm Liên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021
-
Rét hại kéo dài, cảnh báo nguy cơ nhiễm độc khí than, bỏng giật do sưởi ấm
-
Tiến sĩ Việt phát triển công nghệ giúp phòng tránh ngộ độc khi ăn hàu sống
-
Phú Thọ: Cá thính Tử Đà được công bố nhãn hiệu tập thể
-
TP.HCM: Phát hiện công ty kinh doanh 60.000 chai rượu lậu
-
Trực tiếp Kết quả xổ số Miền Trung hôm nay 15/1/2021 - XSMT 15/1 thứ 6
-
XSBD 15/1 - Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay thứ 6 - Kết quả XSMN 15/1/2021
-
XSMN 15/1 - Kết quả xổ số Miền Nam hôm nay Thứ 6 - Dự đoán XSMN 15/1/2021