SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 15/09/2024
  • Click để copy

Quy định tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

15:42, 07/10/2021
(SHTT) - Nhằm cụ thể hóa Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Bộ Tài chính mới đây đã ban hành Thông tư 2021/TT-BTC quy định về quản lý tài chính cùng các nguyên tắc chi ngân sách để thực hiện mục tiêu đã được đề ra.

 Cuối năm 2020, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình phát triển trí tuệ đến năm 2030. Mục tiêu chung của Chương trình nhằm đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Để cụ thể hóa Chương trình, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Theo Thông tư, kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước (nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách trung ương, nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương) và nguồn kinh phí khác (kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác).

Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí căn cứ theo nhiệm vụ được phê duyệt theo nguyên tắc như sau:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí trên cơ sở khả năng thu của đơn vị (tỷ lệ ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 70% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ) đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm chủ động huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, sử dụng và giải ngân nguồn kinh phí huy động theo đúng phương án huy động các nguồn tài chính, đảm bảo về cơ cấu theo tỷ lệ với nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.

Quy định cụ thể về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan, tập trung hỗ trợ các nội dung:

- Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ;

- Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước;

- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

- Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

- Hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội;

- Chi phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình.

Thông tư 75/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/10/2021.

084407chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-den-nem-2030

 

Được biết, Theo lộ trình đặt ra, mục tiêu cụ thể được đưa ra cho giai đoạn đến năm 2025 sẽ bao gồm: 

- 100% các trường đại học, viện nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo;

- Tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Đến năm 2030:

- Số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế của các viện nghiên cứu, trường đại học tăng trung bình 16 - 18%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 - 14%;

- Tối thiểu 60% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ;

- Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tăng trung bình 8 - 10%/năm.

Nguyễn Huế

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo triển khai chương trình kêu gọi, phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, chia sẻ, ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi thiên tai và lũ lụt, Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Australia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Thụy Sỹ là những quốc gia đầu tiên hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đang tích cực xem xét viện trợ trên cơ sở nhu cầu thực tế của phía Việt Nam.