SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Bộ Kit xét nghiệm của Việt Nam được WHO công nhận tiêu chuẩn quốc tế

07:35, 27/04/2020
(SHTT) - Sau nhiều vòng kiểm tra nghiêm ngặt, bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đã được WHO công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nguồn tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cơ quan thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông báo công nhận sản phẩm bộ kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất, theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.

Bộ kit trên do Học viện Quân Y phối hợp với Công ty Cổ phần Việt Á nghiên cứu và sản xuất, đây là kết quả của một đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, cấp vốn.

Trước đó, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cũng cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam.

bo kit 11

 Bộ Kit xét nghiệm của Việt Nam được WHO công nhận tiêu chuẩn quốc tế

Với việc được Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp phép, sản phẩm đã được lưu hành trên toàn châu Âu, theo Luật Dược phẩm của Liên minh Châu Âu (EU), tạo điều kiện cho sản phẩm có thể xuất tại nhiều quốc gia Châu Âu, nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Trước đó, hơn 20 quốc gia và doanh nghiệp đã đặt mua kit phát hiện SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất như Iran, Ukraina, Phần Lan và Malaysia. 

Ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, việc có thêm sự chấp thuận của WHO sẽ giúp sản phẩm dễ dàng được xuất khẩu ra các nước trên toàn thế giới. Các tổ chức như WB, quỹ CHAI sẽ đưa sản phẩm vào chương trình mua tài trợ cho các nước trên khắp thế giới.

Kit xét nghiệm của Việt Nam được đánh giá có chất lượng tương đương kit của WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhưng nhiều ưu việt hơn về độ nhạy, độ đặc hiệu và tính ổn định, thích hợp với nhiều loại thiết bị xét nghiệm. Các thử nghiệm được tích hợp chỉ cần một phép thử, tránh những thao tác dẫn đến kết quả không chính xác. Sự tích hợp này giúp rút ngắn thời gian, ít bước xét nghiệm nên chi phí giá thành bộ kit giảm hơn. Chi phí trong quá trình nghiên cứu kit đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ nên hiện giá chỉ còn 400.000-600.000 đồng/bộ. 

Kit được bào chế dưới dạng dung dịch, kiểm tra nCoV trong mẫu bệnh phẩm từ dịch mũi họng, súc họng, dịch màng phổi và mẫu máu... Trừ thời gian xử lý mẫu và tách chiết, kit cho kết quả sau khoảng một giờ.        

Hạ Vi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ FDA (Hoa Kỳ), họ đã phê duyệt liệu pháp điều trị cho một loại bệnh phổi hiếm gặp do công ty dược phẩm Merck phát triển. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh này.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã tạo ra một ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp phát hiện tài liệu giả mạo. Dự án thử nghiệm của ứng dụng này dự kiến sẽ được thực hiện tại Zurich vào cuối tháng 3.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Với iOS 18, Apple sẽ cung cấp nhiều tùy chọn cá nhân hóa hơn cho người dùng iPhone bằng cách sử dụng tùy chỉnh màn hình chính cho phép tạo khoảng trống, hàng và cột giữa các biểu tượng ứng dụng.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Nissan đã vạch ra kế hoạch mới nhằm điện khí hóa 16 trong số 30 mẫu xe mà họ sản xuất đến năm 2026, đồng thời công ty cũng đặt mục tiêu làm cho xe điện có mức giá phải chăng hơn.