SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Bộ GD&ĐT sẽ mở thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ sách giáo khoa mới

15:02, 13/10/2020
(SHTT) - Mặc dù mỗi bộ sách giáo khoa trước khi được xuất bản đều phải trải qua nhiều quá trình kiểm duyệt nhưng vẫn tồn tại một vài 'hạt sạn' nhất định. Do đó, Bộ GD&ĐT cho biết sắp tới sẽ mở thêm các kênh góp ý, phản biện để thu thập ý kiến cho nội dung các bộ sách giáo khoa mới.

Chiều 12/10, lãnh đạo bộ GD&ĐT đã báo cáo Thủ tướng Vũ Đức Đam về ciệc xử lý các ý kiến góp ý cho nội dung sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.

Tại cuộc họp, các vị đại biểu thuộc Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của công ty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM biên soạn.

Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia, với 1/3 số thành viên hội đồng là các giáo viên đang dạy học trực tiếp đã thẩm định 5 bộ sách này, sau đó chuyển lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Các địa phương sau đó được tự do lựa chọn ít nhất 3 bộ SGK trở lên để đưa vào giảng dạy tại địa phương, trong đó 36 tỉnh chọn cả 5 bộ.

Sau một thời gian đưa các bộ sách vào thực hiện giảng dạy, một bộ phận phụ huynh học sinh đã có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ SGK lớp 1 theo chương trình mới rất công phu, nhưng không thể tránh khỏi có những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn SGK dù được tái bản nhiều lần vẫn còn “sạn”.

Phản hồi về ý kiến này, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng đã là đổi mới thì phải có cái mới, và Bộ phải có giải thích cặn kẽ, thuyết phục, còn những “hạt sạn” thì chúng ta phải “nhặt”, tiếp tục hoàn thiện.

“Tôi được nghe ý kiến trực tiếp từ một số giáo viên lớp 1 được tập huấn kỹ thì đều thấy chương trình rất tốt nhưng đối với những người chưa được tập huấn kỹ thì còn lúng túng. Chúng ta cần lưu ý, nhiều phụ huynh chưa được tiếp cận, nắm rõ chương trình, phương pháp giảng dạy mới, vì vậy, Bộ phải tập huấn rất kỹ cho giáo viên để hướng dẫn, trao đổi lại cho các bậc phụ huynh”, TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết các vấn đề liên quan đến giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội, vì vậy, Bộ GD&ĐT cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn nhà trường, giáo viên truyền tải đầy đủ chương trình mới. Các vấn đề sâu về chuyên môn phải được thông tin phản hồi thấu đáo, đầy đủ, cụ thể.

DDN_1514

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định các ý kiến góp ý về vụ việc gần đây có phần gay gắt nhưng đều thể hiện sự tâm huyết,  lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn SGK mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh với truyền thống hiếu học của dân tộc, các vấn đề về giáo dục luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người dân. Vì vậy, nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.

Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.

Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.

“Bằng công nghệ thông tin nên chăng chúng ta thay đổi cách làm đối với bản thảo một cuốn SGK khi mới nộp cho Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia thì đưa lên mạng và kêu gọi giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, trong đó có các phụ huynh, cùng góp ý, “nhặt sạn” ngay từ đầu sẽ tạo  thuận lợi hơn cho nhà xuất bản, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia. Đông người “nhặt" thì chắc chắn "sạn” sẽ bớt đi”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh hơn nữa việc biên soạn các bài giảng điện tử theo chương trình, SGK mới, từ đó, các thầy cô giáo lựa chọn, tham khảo được những bài giảng tốt nhất, hay nhất và các tài liệu, kiến thức của mình để có các bài giảng phù hợp, bảo đảm yêu cầu của chương trình. Bởi trong cùng một thời gian giảng dạy, nếu thầy cô tạo được hứng thú thì học sinh sẽ không cảm thấy chương trình nặng, không cảm thấy quá tải.

DDN_1527

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong thời gian tới sẽ mở thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định để 'nhặt sạn' ngay từ đầu.

Trên cơ sở ý kiến của nhân dân cũng như kết quả khảo sát những tuần đầu triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn.

Bộ trưởng cũng cho biết, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định để các sản phẩm được nhặt sạn ngay từ đầu.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh chúng ta sẽ chỉ dừng lại ở mức độ có sách tốt mà cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác tập huấn giáo viên, đồng thời, có những giải pháp phù hợp để phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên trong công tác triển khai việc dạy và học theo chương trình mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho học sinh.

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc biên soạn các bài giảng điện tử với sự tham gia của tất cả các giáo viên, từ đó lựa chọn ra những bài giảng hay nhất, tốt nhất, trao đổi kinh nghiệm để có phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Từng bước đa dạng hóa nguồn học liệu cho giáo viên, tiến đến SGK chỉ còn là một trong những nguồn học liệu tham khảo để dạy học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Thái An

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khó đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong khi nhóm 3 đối tượng vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đứng trước cơ hội nắm được “phao” vốn khơi thông điểm nghẽn nguồn lực.
Tin tức 1 giờ trước
Hội Nữ trí thức Việt Nam – Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp phối hợp trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - khai mạc lớp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thành công".
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên Khoáng sản và Xây dựng Việt Nam - Mining Vietnam 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.