SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 07/11/2024
  • Click để copy

Bộ chuyển đổi năng lượng hỗn hợp cung cấp điện cho 1000 nhà mỗi ngày

14:52, 03/10/2024
(SHTT) - Công ty năng lượng tái tạo Thụy Điển NoviOcean phát triển Bộ chuyển đổi năng lượng hỗn hợp (HEC) nhằm khai thác cùng lúc năng lượng sóng, gió, mặt trời, giúp giảm chi phí sản xuất điện sạch. Bên cạnh đó, HEC cũng tạo ra nhiều điện hơn đáng kể so với trang trại điện gió truyền thống trên cùng diện tích biển.

NoviOcean cho biết, với thiết kế module và các bộ phận đã kiểm chứng, HEC có thể dễ dàng được sản xuất, lắp đặt và bảo trì với tác động môi trường nhỏ. "Cỗ máy của chúng tôi tối đa hóa năng lượng tái tạo bằng cách kết hợp năng lượng sóng, gió và mặt trời trong một giải pháp duy nhất, đảm bảo sản xuất điện kể cả khi không có nắng hay gió. Mỗi cỗ máy có thể cung cấp điện cho hơn 1.000 hộ gia đình mỗi ngày", ông Jan Skjoldhammer, nhà sáng lập kiêm CEO của NoviOcean, chia sẻ.

Bộ chuyển đổi HEC giống như một chiếc bè hình chữ nhật dài 38 m. Nó nằm dọc theo chiều sóng, có một xi-lanh chứa nước bên dưới nối với đáy biển qua một thanh piston và dây cáp. Các neo giúp giữ cố định bè.

20

Bè năng lượng hỗn hợp nổi trên biển. Ảnh: NoviOcean 

Cỗ máy hoạt động giống như máy bơm dành cho sân vườn. Khi bè nâng lên, nước được bơm lên và chảy với tốc độ cao tới turbine Pelton, tạo ra điện. Công suất điện sóng của bè là 650 kW. Ngoài ra, trên bè còn có 6 turbine gió trục dọc tạo ra 300 kW điện, kết hợp với các tấm pin mặt trời sản xuất 50 - 80 kW điện, cho tổng công suất khoảng 1 MW.

Công nghệ điện sóng của NoviOcean đã được phát triển nhiều năm và thử nghiệm trong các bể sóng cũng như môi trường thực tế. Phiên bản HEC nhỏ hơn đã cung cấp điện cho những ngôi nhà trên đảo Svanholmen, Thụy Điển, chứng minh rằng công nghệ này hiệu quả trên biển.

Một km2 biển có thể lắp đặt 15 bè, tạo ra 15 MW điện. Cùng diện tích này, trang trại điện gió truyền thống chỉ có công suất khoảng 10 MW. Khi kết hợp hai giải pháp này, chúng cho công suất lên tới 25 MW, trong khi cùng chia sẻ chi phí về diện tích biển và cáp truyền tải.

Theo NoviOcean, HEC mang lại năng lượng ổn định vì sóng có thể sản xuất điện nhiều ngày sau khi gió lặng. Thêm vào đó, các bè có thể đặt gần bờ mà không gây xáo trộn cảnh quan.

Bước tiếp theo của NoviOcean là khởi động dự án thí điểm quy mô lớn, hợp tác với các công ty điện gió ngoài khơi để xây dựng trang trại hỗn hợp. Do hoạt động sóng ở vùng biển Thụy Điển không đủ mạnh, những địa điểm tiềm năng sẽ bao gồm bờ biển Bắc và Nam Mỹ.

T/H

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - KH&CN vừa phê duyệt chương trình KHCN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu KHCN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam". Chương trình nhằm phát triển các công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon,... .
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Iceland sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới thu thập điện mặt trời từ nhà máy 30 GW trên quỹ đạo để cung cấp cho 1.500 - 3.000 hộ gia đình năm 2030.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - LignoSat, vệ tinh do Đại học Kyoto và công ty Sumitomo Forestry phát triển, được đưa lên trạm Vũ trụ Quốc tế trong một nhiệm vụ của SpaceX, sau đó giải phóng vào quỹ đạo ở độ cao khoảng 400 km phía trên Trái Đất.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Tại Cuộc thi Sáng tạo sáng chế quốc tế iCAN 2024, các đội học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành được 14 giải thưởng ở các hạng mục khác nhau. Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của 822 công trình đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
Trước xu hướng chén, dĩa đựng thực phẩm bằng cây lá thiên nhiên đang được ưa chuộng, một nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng nghiên cứu, sáng tạo nên máy ép chén dĩa từ những vật liệu xanh với nhiều ưu điểm vượt trội.