SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Bình Dương cần có cơ chế đặc thù, tăng cường nguồn vốn đầu tư

12:04, 14/07/2022
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó Bình Dương cần có "cơ chế đặc thù" và tăng cường thêm nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng.

Chiều 13/7, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Bình Dương về kết quả thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tại buổi làm việc, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND Bình Dương nhấn mạnh Tỉnh ủy Bình Dương xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển chung của đất nước.

Trên cơ sở đó, tỉnh đã lồng ghép vào hệ thống các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ qua các nhiệm kỳ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm...

12344

 Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng đoàn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bình Dương.

Theo đó, Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa thuộc nhóm nhanh nhất cả nước và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt và vượt so với nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết.

Cụ thể, trong những năm qua, quy mô kinh tế của tỉnh liên tục gia tăng.

Năm 2020, GRDP của tỉnh tăng gấp 26,1 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2005 - 2009 đạt 13,93%/năm, giai đoạn 2010 - 2015 đạt 8,3%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,1%/năm. Năm 1997, Bình Dương chiếm tỷ trọng 1,25% GDP của cả nước, đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 4,6% và đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 4,9%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của tỉnh là 7,02 triệu đồng/người (cao nhất cả nước), tăng bình quân 13,3%/năm.

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GRDP/người) của tỉnh năm 2020 đạt 151 triệu đồng/người, (13,5 triệu đồng/người), tăng bình quân 17,5%/năm; cao hơn so với mức bình quân của vùng Đông Nam bộ và gấp 2,5 lần so với mức bình quân của cả nước.

Bình Dương đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt với công nghiệp chiếm 63,54% năm 2005 tăng lên 66,59%, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 8,37% xuống còn 3,17% và dịch vụ từ 28,08% xuống còn 22,32%.

Tuy vậy, người đứng đầu chính quyền Bình Dương nhìn nhận, mặc dù kinh tế tăng trưởng nhanh hơn mức bình quân chung của cả nước nhưng sức cạnh tranh chưa cao, tăng trưởng chưa bền vững.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư khá lớn, đồng bộ nhưng ngày càng quá tải do chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục chất lượng cao,... liên tỉnh, liên vùng làm hạn chế sự gắn bó phát triển liên vùng, giảm khả năng phát huy nội lực của vùng.

Từ đó, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho địa phương như chính sách về định mức phân bổ chi thường xuyên; để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu, thu từ xử lý nhà, đất hoặc tạo dư địa để huy động thêm hay điều tiết nguồn lực xã hội như chính sách về mức dư nợ vay, phí, lệ phí… nhằm tạo điều kiện cho địa phương có thêm nguồn lực để đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

22455

 Bình Dương cần có cơ chế đặc thù.

Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách đẩy mạnh tính phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, rút ngắn thời gian, tăng tính trách nhiệm của địa phương trong các lĩnh vực đất đai, quy hoạch.

Tỉnh cũng kiến nghị về nguồn vốn bố trí cho các dự án giao thông trọng điểm của vùng đi qua địa phương như đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và các dự án đảm bảo an sinh – xã hội.

Ghi nhận các kiến nghị của tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có Bình Dương cần có cơ chế đặc thù và tăng cường thêm nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, giáo dục, y tế, nhà ở an sinh xã hội…

Bộ trưởng cho rằng thời gian tới, Bình Dương cần vận dụng, sử dụng tốt hai nguồn lực quan trọng là đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của Đoàn công tác và mong muốn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hỗ trợ tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, để Bình Dương tiếp tục là một trong những địa phương tiên phong phát triển bền vững trong vùng Đông Nam bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Quang Hải - Hoàng Hải

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 10 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 10 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.